Sau khi nội soi cổ họng, nếu nghi ngờ những biến đổi bất thường ở vòm họng là dấu hiệu của bệnh ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiến hành thêm thủ tục sinh thiết để có chẩn đoán chính xác. Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô (tế bào) bất thường ở vòm họng để xét nghiệm xem đó chỉ là tế bào đang bị tổn thương bình thường hay tế bào ung thư.
Làm xét nghiệm sinh thiết hoặc tầm soát ung thư vòm họng theo định kỳ là cách giúp bạn phát hiện ung thư hoặc nguy cơ gây ung thư để triệt tiêu chúng trong những giai đoạn đầu.
Bạn sẽ gặp rủi ro gì khi nội soi vòm họng?
Nhìn chung, kiểu nội soi cổ họng nhẹ nhàng hơn các kiểu nội soi khác. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thủ tục, y tá hoặc điều dưỡng sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin người thân có thể hỗ trợ bạn nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra sau khi bạn nội soi. Những rủi ro có thể xảy ra bao gồm:
Đau họng
Trong vòng 24 giờ sau khi nội soi vòm họng, có thể bạn sẽ bị đau họng nhẹ. Cảm giác này rõ ràng hơn khi bạn nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
Đầy hơi
Trong khi tiến hành nội soi cổ họng, không khí sẽ đi vào dạ dày khiến bạn bị đầy hơi hoặc trướng bụng nhẹ. Điều này sẽ tự động biến mất sau vài tiếng đồng hồ.
Chảy máu
Bệnh nhân sau khi nội soi họng cũng có thể bị chảy máu ở vùng nào đó trên đường ống nội soi đi qua. Đây là một trong những lý do vì sao bác sĩ yêu cầu bạn phải kiểm tra mức độ đông máu trước khi tiến hành nội soi. Chảy máu là rủi ro rất hiếm gặp trong các trường hợp nội soi vùng họng.
Khó thở
Với những người cần phải dùng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê trước khi nội soi họng, có thể họ sẽ thấy khó thở sau khi hoàn tất quá trình nội soi. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ được giữ lại bệnh viện (hoặc phòng khám) để tiếp tục theo dõi cho đến khi họ trở lại nhịp thở bình thường.
Trương Phương Đài/ HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!