backup og meta

Tìm hiểu về ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Tìm hiểu về ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sống được bao lâu là nỗi lo chung của rất nhiều người. Bởi vì thường khi được chẩn đoán, bệnh đã ở giai đoạn muộn màng. Dù là một bệnh lý nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao nhưng không hẳn là bệnh nhân phải hoàn toàn “đầu hàng” với bệnh lý này.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu để hiểu rõ hơn về ung thư buồng trứng giai đoạn IV nhé!

1. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là gì?

Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối (hay là ung thư buồng trứng giai đoạn IV) là giai đoạn ung thư đã di căn ra khỏi phạm vi buồng trứng và đến những cơ quan khác xa trong cơ thể, phổ biến nhất là di căn đến gan, ổ bụng và phổi.

2. Tiên lượng sống của ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn IV có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 17%.

Tiên lượng sống của bệnh nhân sau khi chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn IV còn tùy thuộc nhiều yếu tố như sức khỏe nền của người bệnh, loại ung thư buồng trứng họ mắc phải và mức độ đáp ứng với điều trị của tế bào ung thư.

3. Điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Ở ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, chiến lược điều trị chủ yếu là làm thu nhỏ khối u và chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh đỡ đau đớn, giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống hơn, kéo dài tuổi thọ cho họ.

Các điều trị chính cho ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Để thu nhỏ và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân một số phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật tạm bợ nhằm mục đích thu nhỏ khối u

Phẫu thuật được thực hiện kết hợp trước hoặc sau hóa trị với mục tiêu loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt.

Ngoài ra với các trường hợp ung thư buồng trứng tái phát hay di căn làm tắc nghẽn ruột, phẫu thuật cũng được chỉ định để loại bỏ khối u, giải quyết tình trạng tắc ruột

Hóa trị

Hóa chất đóng vai trò ngày càng quan trọng nhất là từ khi có các tác nhân mới góp phần lớn cải thiện tiên lượng bệnh. 

ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sống được bao lâu

Thuốc điều trị nhắm đích

Hiện nay có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư buồng trứng, đặc biệt là liệu pháp nhắm trúng đích. Sự ra đời của kháng thể đơn dòng tác động lên các phân tử trên bề mặt tế bào và các chất ức chế phân tử nhỏ tác động bên trong tế bào ung thư là một tiến bộ lớn trong điều trị bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng.

Các liệu pháp nhắm đích nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Đối với ung thư giai đoạn cuối, thuốc điều trị nhắm đích thường được kết hợp với hóa trị liệu.

Ngoài ra, các loại thuốc này cũng được dùng điều trị một số loại ung thư buồng trứng tái phát sau khi đã điều trị thuyên giảm.

Liệu pháp nội tiết

Liệu pháp nội tiết tố có thể được xem xét cho những bệnh nhân tái phát không có triệu chứng hoặc bệnh nhân cần nghỉ hóa trị liệu.

Điều trị miễn dịch

Điều trị miễn dịch đang nở rộ mang lại nhiều hứa hẹn cho bệnh nhân ung thư nói chung, trong đó có ung thư buồng trứng.

Điều trị miễn dịch phóng xạ

Hiện các kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ đang được thử nghiệm với hi vọng mở ra một kỷ nguyên mới cho bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn muộn.

Xạ trị

Phương pháp này ít được áp dụng trong ung thư buồng trứng, bao gồm xạ trị hậu phẫu các bệnh nhân giai đoạn I hoặc những bệnh nhân không đáp ứng với hóa trị hoặc điều trị vớt vát.

Có thể áp dụng xạ trị giảm nhẹ toàn ổ bụng trong ung thư buồng trứng giai đoạn muộn, ung thư buồng trứng tái phát lan tràn ổ bụng. Xạ trị toàn não nếu có di căn não.

Điều trị triệu chứng do ung thư buồng trứng di căn

Ngoài mục tiêu thu nhỏ khối u, nhiều triệu chứng của ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sẽ làm bệnh nhân đau đớn và khó chịu. Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư buồng trứng giai đoạn cuối và cách điều trị:

Cổ trướng

Cổ trướng để chỉ tình trạng tích dịch trong bụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ trướng ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng, chẳng hạn như khi khối u di căn đến phúc mạc ổ bụng. 

Để làm giảm bớt tình trạng này, hóa trị liệu có thể có ích cho bệnh nhân hoặc sẽ cần đến chọc dò dịch ổ bụng để giải áp cho bệnh nhân, dẫn dịch trong bụng ra ngoài.

Tắc ruột

ung thư buồng trứng di căn

Đôi khi khối u buồng trứng tiến triển và di căn làm tắc nghẽn hoàn toàn ruột, không cho phân và chất thải đi ra ngoài, thậm chí gây nhiễm trùng. Từ đó làm bệnh nhân luôn cảm thấy đầy hơi, đau bụng, nôn nghiêm trọng, mệt mỏi, khó chịu và táo bón.

Để cải thiện tình trạng tắc ruột này, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để giải quyết.

Hẹp niệu quản

Cũng giống như các triệu chứng khác do ung thư buồng trứng giai đoạn cuối phát triển gây nên, một hoặc hai bên ống niệu quản có thể bị chèn ép bởi khối u và tắc nghẽn, không cho nước tiểu ra ngoài. Từ đó, có thể gây tiểu ít (thiểu niệu), không có nước tiểu (vô niệu) và tiến triển đến suy thận, gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. 

Để hồi phục khả năng tiết niệu bình thường của bệnh nhân, đặt sonde JJ (ống nhỏ bằng nhựa dẻo hoặc silicon, cong hai đầu được đặt vào niệu quản) hoặc mở niệu quản ra da.

Chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân ung thư buồng trứng di căn

bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Ngoài điều trị phối hợp ở trên để vừa thu nhỏ và ngăn chặn ung thư phát triển, vừa làm bớt triệu chứng bệnh, nhiều phương pháp chăm sóc giảm nhẹ cũng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như:

  • Dùng thuốc giảm đau hay thuốc chống buồn nôn.
  • Bệnh nhân cần nhận được nhiều chia sẻ động viên từ gia đình bạn bè hoặc cần tư vấn tâm lý để vượt qua những căng thẳng, lo âu về sức khỏe của mình.
  • Chăm sóc giảm nhẹ cũng bao gồm cải thiện các tác dụng phụ do thuốc hay do trị liệu để lại như mệt mỏi, thiếu năng lượng hay rụng tóc, chán ăn, đau dây thần kinh,..

Mặc dù chung sống với căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là một hành trình khó khăn nhưng chắc hẳn bạn vẫn có cơ hội kéo dài tuổi thọ và cải thiện bệnh qua các phương pháp điều trị và chăm sóc tích cực. Vì vậy, đừng bỏ cuộc đầu hàng trước căn bệnh được cho là nguy hiểm này nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Stage 4 | Ovarian cancer

https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/ovarian-cancer/stages-grades/stage-4

Ngày truy cập: 22/11/2021

2. Ovarian Cancer Stages, Survival Rate and Prognosis | OCRA

https://ocrahope.org/patients/about-ovarian-cancer/staging/

Ngày truy cập: 22/11/2021

3. Ovarian Cancer Survival Rates | Ovarian Cancer Prognosis

https://www.cancer.org/cancer/ovarian-cancer/detection-diagnosis-staging/survival-rates.html

Ngày truy cập: 22/11/2021

4. Palliative Care and Ovarian Cancer

https://getpalliativecare.org/whatis/disease-types/ovariancancer/

Ngày truy cập: 22/11/2021

5. Ovarian cancer – Diagnosis and treatment

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cancer/diagnosis-treatment/drc-20375946

Ngày truy cập: 22/11/2021

6. Treating the symptoms of advanced ovarian cancer | Ovarian cancer

https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/ovarian-cancer/treatment/treating-symptoms-advanced

Ngày truy cập: 22/11/2021

Phiên bản hiện tại

17/01/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Kiến Bình

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Phác đồ nào tốt nhất?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Kiến Bình

Ung thư - Ung bướu · BV Ung Bướu TP. Cần Thơ


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 17/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo