Ở giai đoạn này, chị em chỉ còn 39% cơ hội sống sót sau 5 năm chẩn đoán.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá bi quan, ung thư buồng trứng có chữa khỏi không nằm ở bạn. Hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Khi may mắn loại bỏ tận gốc tế bào ung thư, bạn vẫn có thể sống lâu, sống khỏe.
Ở giai đoạn cuối, ung thư buồng trứng có chữa được không?
Bước vào giai đoạn cuối, khối u đã di căn đến những bộ phận xa trên cơ thể, có thể là sâu trong gan, lá lách, phổi… Đây là giai đoạn muộn nhất, việc điều trị bệnh rất khó khăn và hiệu quả không cao. Tuy nhiên, bạn đừng vội nản lòng vì theo một số nghiên cứu, khoảng 20% phụ nữ vẫn sống được trên 12 năm kể từ khi chẩn đoán nhờ kiểm soát bệnh hiệu quả bằng cách kết hợp nhiều biện pháp điều trị liên tục.
Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không phụ thuộc nhiều vào điều trị
Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng gồm những phương pháp sau đây:
- Phẫu thuật: Đây là liệu pháp đầu tay trong điều trị ung thư buồng trứng, đặc biệt đối với giai đoạn đầu. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ các khối u nhiều nhất có thể. Hiện nay có 2 hướng là mổ hở hoặc nội soi, tùy thuộc vị trí và diện tích khối u. Tuy nhiên, nội soi vẫn được xem xét trước vì ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh và độ thẩm mỹ cao. Những phần cắt bỏ thường gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, toàn bộ tử cung, mạc nối cùng các hạch ổ bụng. Trong trường hợp bệnh nhân muốn sinh con thì bác sĩ sẽ xem xét để giữ lại một bên buồng trứng và tử cung nếu chưa bị ung thư xâm lấn.
- Hóa trị liệu: Phương pháp này sử dụng hóa chất truyền vào trong ổ bụng (hóa trị tại chỗ) hoặc đưa thuốc vào cơ thể qua đường uống và tiêm tĩnh mạch (hóa trị toàn thân) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Sau truyền hóa chất, bệnh nhân cần được kiểm tra để đánh giá mức độ đáp ứng thuốc. Hóa trị sẽ tác động tới cả các tế bào khỏe mạnh, khiến bạn dễ gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc, sạm da, ăn uống kém, mệt mỏi… và nghiêm trọng hơn là tổn thương thận.
- Xạ trị: Nhờ các tia phóng xạ có nguồn năng lượng cao giúp diệt trừ các tế bào ung thư. Cũng như hóa trị, xạ trị được thực hiện tại chỗ hoặc toàn thân và nó cũng ảnh hưởng tới tế bào lành. Tác dụng phụ của xạ trị thường gặp như nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi.
- Điều trị trúng đích: Điều trị trúng đích sử dụng một số thuốc đặc biệt tìm đến và tiêu diệt khối u. Đây là một phương pháp mới, giúp nhiều bệnh nhân giảm nỗi lo về việc ung thư buồng trứng có chữa khỏi không. Nếu là ung thư không tế bào nhỏ, tỷ lệ khỏi cao, ít và lâu tái phát; còn nếu có tế bào nhỏ rải rác đâu đó trong cơ thể thì chỉ duy trì được trung bình 6 tháng. Mỗi một bệnh nhân sẽ có phác đồ riêng phù hợp.
- Điều trị nội tiết: Dùng hormone hay những thuốc có tác dụng ức chế hormone, chủ yếu trong ung thư trung mô (một trong ba loại của ung thư buồng trứng), cũng để tiêu diệt tế bào ung thư.

Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!