backup og meta

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Phác đồ nào tốt nhất?

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Phác đồ nào tốt nhất?

Ngày nay, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng ngày càng gia tăng. Bệnh đứng hàng thứ hai trong số những bệnh ung thư sinh dục ở nữ, chỉ sau ung thư cổ tử cung. Ngay sau khi được chẩn đoán, điều đầu tiên mà bệnh nhân và người nhà hoang mang nghĩ tới, đó là ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? Liệu họ có thể sống được bao lâu với căn bệnh quái ác này?

Khi bạn có câu trả lời cụ thể về khả năng cứu chữa, thời gian sống còn lại, tin rằng bạn sẽ lấy lại tinh thần và có những giải pháp phù hợp để chung sống hòa bình với bệnh.

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Thời điểm mà bạn phát hiện bệnh, mức độ tiến triển của khối u, sự đáp ứng của cơ thể đối với các phương pháp điều trị sẽ quyết định ung thư buồng trứng có chữa khỏi không. Bên cạnh đó, nền tảng thể lực và tuổi tác cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Khi còn trẻ khỏe, bạn thường có khả năng chống chọi lại với tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị tốt hơn và sống lâu dài hơn.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Đây là thời điểm khối u được tìm thấy tại một hoặc cả hai bên buồng trứng, chẩn đoán ở 15% chị em. Ở giai đoạn này, ung thư chỉ mới khu trú trong buồng trứng và/hoặc ống dẫn trứng mà chưa lan sang bộ phận khác. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khối u đã phá vỡ bề mặt buồng trứng ra vỏ ngoài hoặc xuất hiện một số tế bào ung thư nhỏ rải rác trong ổ bụng.

Hi vọng ung thư buồng trứng có chữa khỏi không lớn nhất là vào lúc này. Có tới trên 90% bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm nếu được điều trị tốt.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 2

Chỉ có 19% các ca ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở giai đoạn này. Ung thư đã bắt đầu lan tỏa sang xung quanh trong khung chậu (tử cung, ống dẫn trứng, đại tràng, bàng quang, trực tràng).

Với tỷ lệ ung thư buồng trứng sống được bao lâu ở giai đoạn này, thống kê của Khối liên kết nghiên cứu Ung thư buồng trứng Mỹ, có 70% phụ nữ sẽ sống được trên 5 năm.

Ở giai đoạn 2, ung thư buồng trứng vẫn có thể chữa được triệt để nhưng khó khăn hơn giai đoạn trước.

Ở giai đoạn 2 ung thư buồng trứng có chữa khỏi không

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3

Khối u ung thư buồng trứng giai đoạn 3 vẫn tồn tại trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng đã lan trong khung chậu, đến ổ bụng và có thể tấn công cả hạch bạch huyết. Các khối u quan sát thấy trong khoang bụng có đường kính nhỏ hơn 2cm ở các giai đoạn 3A hoặc 3B nhưng có thể lớn hơn 2cm nếu tiến triển đến giai đoạn 3C. Thậm chí nó có thể xuất hiện trên bề mặt của gan và lách.

Ở giai đoạn này, chị em chỉ còn 39% cơ hội sống sót sau 5 năm chẩn đoán.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá bi quan, ung thư buồng trứng có chữa khỏi không nằm ở bạn. Hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Khi may mắn loại bỏ tận gốc tế bào ung thư, bạn vẫn có thể sống lâu, sống khỏe.

Ở giai đoạn cuối, ung thư buồng trứng có chữa được không?

Bước vào giai đoạn cuối, khối u đã di căn đến những bộ phận xa trên cơ thể, có thể là sâu trong gan, lá lách, phổi… Đây là giai đoạn muộn nhất, việc điều trị bệnh rất khó khăn và hiệu quả không cao. Tuy nhiên, bạn đừng vội nản lòng vì theo một số nghiên cứu, khoảng 20% phụ nữ vẫn sống được trên 12 năm kể từ khi chẩn đoán nhờ kiểm soát bệnh hiệu quả bằng cách kết hợp nhiều biện pháp điều trị liên tục.

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không phụ thuộc nhiều vào điều trị

Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng gồm những phương pháp sau đây:

  1. Phẫu thuật: Đây là liệu pháp đầu tay trong điều trị ung thư buồng trứng, đặc biệt đối với giai đoạn đầu. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ các khối u nhiều nhất có thể. Hiện nay có 2 hướng là mổ hở hoặc nội soi, tùy thuộc vị trí và diện tích khối u. Tuy nhiên, nội soi vẫn được xem xét trước vì ít xâm lấn, thời gian phục hồi nhanh và độ thẩm mỹ cao. Những phần cắt bỏ thường gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, toàn bộ tử cung, mạc nối cùng các hạch ổ bụng. Trong trường hợp bệnh nhân muốn sinh con thì bác sĩ sẽ xem xét để giữ lại một bên buồng trứng và tử cung nếu chưa bị ung thư xâm lấn.
  2. Hóa trị liệu: Phương pháp này sử dụng hóa chất truyền vào trong ổ bụng (hóa trị tại chỗ) hoặc đưa thuốc vào cơ thể qua đường uống và tiêm tĩnh mạch (hóa trị toàn thân) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Sau truyền hóa chất, bệnh nhân cần được kiểm tra để đánh giá mức độ đáp ứng thuốc. Hóa trị sẽ tác động tới cả các tế bào khỏe mạnh, khiến bạn dễ gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc, sạm da, ăn uống kém, mệt mỏi… và nghiêm trọng hơn là tổn thương thận.
  3. Xạ trị: Nhờ các tia phóng xạ có nguồn năng lượng cao giúp diệt trừ các tế bào ung thư. Cũng như hóa trị, xạ trị được thực hiện tại chỗ hoặc toàn thân và nó cũng ảnh hưởng tới tế bào lành. Tác dụng phụ của xạ trị thường gặp như nôn, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi.
  4. Điều trị trúng đích: Điều trị trúng đích sử dụng một số thuốc đặc biệt tìm đến và tiêu diệt khối u. Đây là một phương pháp mới, giúp nhiều bệnh nhân giảm nỗi lo về việc ung thư buồng trứng có chữa khỏi không. Nếu là ung thư không tế bào nhỏ, tỷ lệ khỏi cao, ít và lâu tái phát; còn nếu có tế bào nhỏ rải rác đâu đó trong cơ thể thì chỉ duy trì được trung bình 6 tháng. Mỗi một bệnh nhân sẽ có phác đồ riêng phù hợp.
  5. Điều trị nội tiết: Dùng hormone hay những thuốc có tác dụng ức chế hormone, chủ yếu trong ung thư trung mô (một trong ba loại của ung thư buồng trứng), cũng để tiêu diệt tế bào ung thư.

Lạc quan dù ung thư buồng trứng có chữa khỏi không

Khi bệnh tái phát sau này, bệnh nhân cần điều trị bổ sung bằng cách tiếp tục cắt bỏ khối u mới, hóa trị/xạ trị, điều trị trúng đích hoặc sử dụng nội tiết như lần đầu.

Nhìn chung, sau các lần điều trị, ung thư buồng trứng có chữa khỏi không thì vẫn phải theo dõi định kỳ khoảng 2 – 4 tháng/lần. Tùy vào khoảng thời gian lành giữa hai đợt tái phát, việc kiểm tra sẽ được giãn dần. Sau 5 năm thì bệnh nhân chỉ cần khám mỗi năm một lần.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Can advanced-stage ovarian cancer be cured? https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26787282/ Ngày truy cập 06/07/2021

Survival https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/ovarian-cancer/survival Ngày truy cập 06/07/2021

Survival Rates for Ovarian Cancer https://www.cancer.org/cancer/ovarian-cancer/detection-diagnosis-staging/survival-rates.html Ngày truy cập 06/07/2021

Stages of Ovarian Cancer https://ocrahope.org/patients/about-ovarian-cancer/staging/ Ngày truy cập 06/07/2021

Ung thư buồng trứng và những điều bạn cần biết https://benhvienk.vn/ung-thu-buong-trung-va-nhung-dieu-ban-can-biet-nd91289.html Ngày truy cập 06/07/2021

NHỮNG THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH NÊN TÌM HIỂU KHI NHẬN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG https://benhvienungbuouhanoi.vn/kien-thuc-ung-thu-1/nhung-thong-tin-nguoi-benh-nen-tim-hieu-khi-nhan-duoc-chan-doan-ung-thu-buong-trung.html Ngày truy cập 06/07/2021

Giúp bạn hiểu về 4 giai đoạn của ung thư buồng trứng https://benhvienk.vn/giup-ban-hieu-ve-4-giai-doan-cua-ung-thu-buong-trung-nd58226.html Ngày truy cập 06/07/2021

Phiên bản hiện tại

07/07/2021

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Ung thư buồng trứng

Làm thế nào để kiểm soát việc rụng tóc trong hóa trị?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 07/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo