backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Trần Kiều Hoanh · Khoa nội tiết · Đội ngũ Y Bác sĩ DiaB


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 4 ngày trước

Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời

Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu thường gặp và ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng tăng đường huyết rất quan trọng, giúp bạn kịp thời xử trí, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Nếu bạn bị tăng đường huyết mà không điều trị trong thời gian dài, dây thần kinh, mạch máu, các mô và cơ quan có thể bị tổn thương. Tăng đường huyết nặng đôi khi cũng sẽ dẫn đến biến chứng cấp tính và nghiêm trọng, đe dọa tính mạng là nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu máu. Vậy, các triệu chứng của tăng đường huyết là gì?

Triệu chứng tăng đường huyết là gì?

Cùng là lượng đường trong máu cao nhưng với mỗi mức đường huyết khác nhau, người có tiểu đường có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Triệu chứng có thể xuất hiện khi lượng đường trong máu tăng cao, thông thường là từ 180 – 200 mg/dL (10 – 11,1 mmol/L). Có người không có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào cho đến khi đường huyết cao ở mức 250 mg/dL trở lên.

1. Triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết cấp tính

triệu chứng tăng đường huyết ngắn hạn

Các triệu chứng ban đầu của tăng đường huyết có thể bao gồm:

  • Khát nước nhiều hơn và/hoặc cảm thấy đói
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đau đầu
  • Nhìn mờ
  • Cảm thấy sức khỏe yếu hơn bình thường.

2. Dấu hiệu tăng đường huyết dài hạn

Về lâu dài, tăng đường huyết có thể gây ra những triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Nhiễm nấm âm đạo
  • Nhiễm trùng da
  • Vết thương và vết loét chậm lành.

Bạn cần lưu ý đến các dấu hiệu sớm của tăng đường huyết và theo dõi đường huyết thường xuyên nếu đang dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường. Tăng đường huyết không được điều trị sẽ có thể tiến triển thành nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu máu. Đây là tình huống nguy hiểm, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Các triệu chứng tăng đường huyết cấp trong nhiễm toan ceton bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Mất nước
  • Đau bụng
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Thở nhanh sâu
  • Rối loạn nhịp tim
  • Nhầm lẫn và mất khả năng xác định phương hướng
  • Khó tập trung
  • Ngủ gà, không tỉnh táo
  • Mất ý thức.

Nhiễm toan ceton cũng có thể là triệu chứng đầu tiên gặp phải ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 chưa từng được chẩn đoán trước đó.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và thường xuyên bị tăng đường huyết thì nên đi khám, dù có xuất hiện triệu chứng hay không. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn nếu cần, bao gồm thay đổi về việc dùng thuốc, ăn uống hoặc tập thể dục. Quản lý tốt sẽ giảm được nguy cơ tăng đường huyết mà bạn có thể sẽ gặp phải trong tương lai.

triệu chứng tăng đường huyết và khi nào nên đến gặp bác sĩ

Điều đặc biệt quan trọng là bạn cần gọi cấp cứu hoặc đến ngay phòng cấp cứu của bệnh viện nếu:

  • Mức đường huyết luôn ở trên 250 mg/dL (13,9 mmol/L) và có triệu chứng tăng đường huyết cấp tính, chẳng hạn như chỉ số đường huyết cao kèm theo nôn ói, đau bụng, thở nhanh… Tình trạng này đòi hỏi cần được trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Bị tiêu chảy hoặc nôn ói liên tục, không thể ăn hay uống bất cứ thứ gì.

Bạn có thể quan tâm:

Cách giảm đường huyết tại nhà

Ngoài việc thăm khám kịp thời, làm theo một số lời khuyên dưới đây sẽ góp phần giúp bạn ngăn chặn những triệu chứng tăng đường huyết tái diễn. Bạn hãy:

  • Dùng thuốc điều trị tiểu đường theo toa bác sĩ điều trị kê đơn, theo đúng hướng dẫn về liều dùng và thời gian dùng thuốc. Bạn không được phép tự ý thay đổi liều dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ cho phép.
  • Tránh ăn quá nhiều món ăn có chứa đường hoặc tinh bột. Nếu đang sử dụng thuốc tiểu đường, bạn nên nhất quán về lượng đồ ăn, thời gian của các bữa ăn trong ngày sao cho phù hợp.
  • Cố gắng không để bản thân bị căng thẳng tinh thần bằng cách cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, dành thời gian cho những hoạt động giải trí yêu thích.
  • Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, theo dõi chỉ số đường huyết trước, trong và sau khi tập luyện để tìm ra cường độ vận động phù hợp.
  • Giảm cân lành mạnh bằng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp nếu bạn đang thừa cân.
  • Xin ý kiến và làm theo lời khuyên của bác sĩ trong những ngày bị ốm như cảm cúm, cảm lạnh,…

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng đường huyết kéo dài không được điều trị sẽ rút ngắn tuổi thọ và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường luôn phải chú ý đo đường huyết thường xuyên, phát hiện sớm triệu chứng tăng đường huyết và tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sĩ trong việc kiểm soát bệnh.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ DiaB. Đồng hành trên hành trình sống khỏe cùng đái tháo đường, DiaB cung cấp các giải pháp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa đái tháo đường típ 2 và tình trạng tiểu đường thai kỳ. Tất cả nhằm hỗ trợ khách hàng thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt, giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa các biến chứng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Trần Kiều Hoanh

Khoa nội tiết · Đội ngũ Y Bác sĩ DiaB


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 4 ngày trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo