Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây bệnh đái tháo nhạt?
Nguyên nhân chính gây đái tháo nhạt là rối loạn hormone vasopressin (AVP) hay còn gọi là hormone chống bài niệu (ADH). Các nguyên nhân cụ thể sẽ khác nhau ở 2 loại bệnh đái tháo nhạt chính:
Đái tháo nhạt do thận
Đái tháo nhạt do thận là khi cơ thể sản xuất đủ lượng hormone ADH nhưng thận không đáp ứng với chúng. Tình trạng này thường do di truyền, tổn thương ở thận hay sử dụng một số thuốc như thuốc có chứa lithium (thuốc thường dùng để cải thiện tâm trạng).
Đái tháo nhạt trung ương
Đái tháo nhạt trung ương là thể bệnh thường gặp nhất, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone ADH. Có đến 1/3 trường hợp đái tháo nhạt trung ương không xác định được nguyên nhân gây giảm sản xuất hormone ADH ở vùng dưới đồi. Một số trường hợp còn lại là do tổn thương tuyến yên trong bệnh lý nhiễm trùng và chấn thương đầu hay khối u não, phẫu thuật não.
Những ai thường mắc phải bệnh đái tháo nhạt?
Đây là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo nhạt?
- Giới tính: nam giới thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới.
- Yếu tố di truyền: bố mẹ có thể di truyền cho con cái nếu họ đã bị đái tháo nhạt.
Bạn vẫn có thể mắc bệnh cho dù không có các yếu tố nguy cơ. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt?
Để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được yêu cầu chụp MRI (cộng hưởng từ) ở não bộ và các xét nghiệm bổ sung khác.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đái tháo nhạt?
Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do sức ép của khối u lên tuyến yên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng tạm thời của các ca phẫu thuật não hoặc các bệnh khác, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc chuyên biệt, mà không cần đến phẫu thuật.
Nếu cần thiết, một loại thuốc gọi là desmopressin có thể được sử dụng để thay thế và khởi tạo các chức năng của hormone ADH. Với bệnh đái tháo nhạt do thận, thuốc lợi tiểu thiazide thường được sử dụng để làm giảm lượng nước tiểu mà thận tạo ra.
Đặc biệt, người bệnh nên kiểm soát lượng nước uống vào và thải ra. Nếu khát nước, người bệnh không nên uống quá ít hoặc quá nhiều, chỉ nên uống một lượng vừa đủ để thận có thể hoạt động ổn định lại.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đái tháo nhạt?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:
- Uống nước vừa đủ khi khát
- Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Tìm bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm nếu bạn cần phải phẫu thuật
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn không hết cảm giác khát nước và có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt.
- Đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy, đổ mồ hôi hoặc bạn vẫn đi tiểu nhiều hơn ngay cả trong giai đoạn điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo nhạt tốt nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!