
Số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam 2017 của Bộ Y tế cho thấy, nước ta có tới 3.53 triệu người đang mắc bệnh, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng có liên quan. Dự báo con số này có thể tăng lên đến 6.3 triệu vào năm 2045, tức là tăng khoảng 78.5% chỉ trong 28 năm.
Theo những số liệu vừa đề cập, Việt Nam được xếp nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất trên thế giới, với 5.5% mỗi năm. Số người mắc bệnh tiểu đường trong nước đang gia tăng nhanh chóng, tăng gấp nhiều lần trong 10 năm qua.
Tình trạng bệnh tiểu đường đang dần trẻ hóa cũng là vấn đề đáng báo động. Thậm chí, có những trẻ chỉ mới 14, 15 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường. Một thống kê mới nhất của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy trong 2.810 trẻ em thuộc lứa tuổi từ 11-14 tuổi ở nước ta có 178 trẻ (6,2%) mắc rối loạn glucose trong máu, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 11.
Cũng theo thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam của Bộ Y tế, dù ngày càng nhiều người mắc bệnh nhưng trong cả nước, chỉ có khoảng 29% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế. Khoảng 71% còn lại chưa biết mình mắc bệnh hoặc chưa từng đi kiểm tra sức khỏe. Việc không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh tiểu đường sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể cũng như tuổi thọ của người bệnh.
Nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường gia tăng tại Việt Nam

Nguyên nhân khiến số liệu thống kê bệnh tiểu đường ở Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng là do nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này vẫn còn chưa cao. Nhiều người vẫn còn chủ quan, chưa chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và bỏ qua những triệu chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!