Việc tính lượng carbohydrate đối với người bệnh tiểu đường rất quan trọng vì nó giúp xác định và kiểm soát được lượng đường trong máu.
Bạn cần tính carbohydrate trong mỗi bữa ăn chính và ăn nhẹ. Thức ăn chứa nhiều carbohydrate sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu hơn là thức ăn chứa protein hoặt chất béo.
Có nhiều cách để người bị bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường ở máu trong tầm kiểm soát. Một trong những cách đó là tính toán lượng carbohydrate (carb) tiêu thụ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về phương pháp trên.
Tại sao việc tính carbohydrate lại có thể giúp ích cho người bệnh tiểu đường?
Tính carbohydrate là một gợi ý tuyệt vời đối với nhiều bệnh nhân tiểu đường. Một khi biết được lượng carb có thể hấp thụ trong các thực phẩm, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn một loạt các loại thực phẩm vào thực đơn ăn uống phù hợp với bệnh tình của bản thân như nên ăn gì và không nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị tiểu đường.
Nhiều người nhận thấy phương pháp tính carbohydrate dễ dàng hơn nhiều so với cách thay đổi thực đơn ăn uống truyền thống. Một lợi thế của phương pháp này là nó giúp kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu. Biết chính xác lượng carbohydrate và thuốc uống vào sẽ cho phép bạn quản lý đường huyết sau bữa ăn tốt hơn.
Ai có thể sử dụng phương pháp tính carbohydrate?
Không chỉ những người có vấn đề về insulin hoặc dùng thuốc mà bất cứ ai bị bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng phương pháp tính carbohydrate. Phương pháp này cũng hữu ích cho những người đang sử dụng nhiều phương pháp điều trị insulin nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường. Lượng carbohydrate được điều chỉnh dựa trên việc đo đường huyết trước bữa ăn. Lượng carbohydrate nhiều hơn hoặc ít hơn mà bạn cần hấp thu cũng dựa trên chỉ số đường huyết này. Mặt khác, insulin có thể được điều chỉnh dựa trên những gì mà một người muốn có trong bữa ăn. Tỷ lệ insulin/carbs sẽ khác nhau ở mỗi người, được cá nhân hóa bởi cân nặng, mức độ hoạt động và mức độ nhạy cảm với insulin của mỗi người. Ví dụ chẳng hạn lượng carbohydrate trong bữa ăn của bạn là 70 và tỷ lệ insulin/carbs là 1 trên 10g thì bạn cần 7 đơn vị insulin bolus.
Cách để tính carbohydrate cho bữa ăn của người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần ăn đủ bao nhiêu carbs mỗi ngày?
Nếu bạn cần đáp án hoàn hảo cho câu hỏi tôi nên ăn bao nhiêu carbs mỗi ngày thì rất tiếc rằng không có đáp án chuẩn xác cho câu hỏi này. Lượng carb nên tiêu thụ mỗi ngày là khác nhau ở mỗi người. Trung bình người bệnh tiểu đường nên nhận 1/2 calo đến từ carbs mỗi ngày. Điều này có nghĩa là nếu bạn cần 1800 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng hợp lý thì 800-900 calo có thể đến được carbs (1 gam carb ứng với 4 calo). Vậy tương đương khoảng 200-225 gam carbs mỗi ngày.
3 bước đơn giản để bắt đầu tính carbohydrate
Để bắt đầu tính carbohydrate, bạn cần:
- Tìm hiểu các loại thực phẩm chứa carbohydrate. Lưu ý tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa carbohydrate tinh chế hoặc thêm đường như bột mì trắng mà thay vào đó là sử dụng carbs từ trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau,…
- Đọc thông tin dinh dưỡng có trên bao bì thực phẩm hoặc học cách ước tính số gam carbohydrate từ thức ăn của bạn mỗi ngày.
- Tính số gam cacbohydrate mà bạn ăn từ các loại thực phẩm vào tổng lượng carbohydrate mà bạn ăn mỗi bữa ăn và mỗi ngày.
Lượng carbohydrate có trong một số loại thực phẩm
Dưới đây là lượng carbohydrate có trong một số loại thực phẩm phổ biến theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ mà bạn có thể tham khảo để lên kế hoạch ăn uống cho người bị tiểu đường:
- 1 quả chuối nhỏ tương ứng 15 gam carb.
- Các loại rau không tinh bột (bông cải xanh, cà rốt, súp lơ trắng,..) chứa 5 gam carb cho mỗi 1/2 cốc.
- 150g khoai tây chiên tương ứng 45 gam carb.
- 1 ly sữa nguyên chất, sữa không béo hoặc chứa rất ít (1-2% chất béo) tương ứng 12 gam carb.
- 1/3 cốc gạo trắng chứa 15 gam carb.
Nói chung, việc tính carbohydrate cho phép bạn linh hoạt trong việc lên công thức một bữa ăn lành mạnh khi mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên nhớ mục tiêu chính của mình là giữ carbohydrate tiêu thụ mỗi ngày ở một mức nhất định và giữ lượng đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong bữa ăn.