backup og meta

Insulin Regular: Tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng

Insulin Regular: Tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng

Insulin Regular là một loại insulin được sử dụng để kiểm soát bệnh đái tháo đường và tình trạng tăng đường huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó nằm trong nhóm insulin tác dụng ngắn. Tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Insulin Regular trong bài viết sau đây nhé!

Tác dụng

Tác dụng của Insulin Regular là gì?

Insulin Regular là một loại insulin tác dụng ngắn, có tác dụng bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi tiêm, đạt đỉnh tác dụng trong khoảng 2-3 giờ và tác dụng kéo dài khoảng 3-6 giờ. Tác dụng chính của Regular Insulin là kiểm soát đường huyết cho người lớn và trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1tuýp 2.

Insulin Regular là gì?

Insulin Regular là một loại hormone protein tổng hợp, giống như insulin nội sinh tự nhiên, có nhiều tác dụng sinh lý. Việc tiêm insulin này sẽ thay thế lượng insulin mà cơ thể bạn không sản xuất hoặc không thể sử dụng như bình thường, mang đến các tác dụng như:

  • Giảm lượng đường trong máu của bạn.
  • Di chuyển glucose từ máu vào các tế bào khắp cơ thể để các tế bào có thể sử dụng glucose làm năng lượng.
  • Ngăn chặn gan của bạn giải phóng quá nhiều đường.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Insulin Regular như thế nào ?

Liều dùng insulin được điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân. Liều insulin không có giới hạn trên. Cụ thể như sau:

  • Với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1, liều cần thiết từ 0.5 – 1.0 UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu thường từ 0.4 – 0.5 UI/kg/ngày. Liều thông thường 0.6 UI/kg, tiêm dưới da 1-3 lần trong ngày. Sau đó, căn cứ trên kết quả đường huyết mà tăng hoặc giảm liều insulin từ 1-2 UI/lần.
  • Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Khởi đầu từ 0.2 UI/kg/ngày, thường dao động từ 0.3 – 0.6 UI/kg/ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng Insulin Regular như thế nào?

Để tiêm Insulin Regular, bệnh nhân có thể tự tiêm bằng kim tiêm hoặc sử dụng bút tiêm insulin. Các vị trí tiêm insulin có thể bao gồm: bụng, mông, cánh tay trên, đùi ngoài. Nếu tiêm insulin thường xuyên, bệnh nhân cần chọn những điểm tiêm khác nhựa để tránh làm dày da hoặc xuất hiện cục, rỗ trên da.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.  Quá liều insulin có thể dẫn đến:

  • Hạ đường huyết nặng (lượng đường trong máu ở mức thấp đáng báo động)
  • Co giật
  • Hôn mê.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Khi quên tiêm insulin, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu của việc tăng đường huyết quá cao, như buồn nôn, buồn ngủ mệt mỏi, khô miệng và hơi thở có mùi trái cây (aceton). Trong những trường hợp này, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi tiêm Insulin Regular?

tác dụng phụ khi dùng Insulin Regular

Tác dụng phụ của việc tiêm insulin thường xuyên bao gồm:

  • Các vết sưng, vết rỗ, sưng, đỏ hoặc ngứa tại chỗ tiêm
  • Dị ứng
  • Tăng cân.

Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Hạ đường huyết nặng khi quá liều insulin.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng Insulin Regular, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng Insulin Regular, hãy trao đổi và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn:

  • Bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào
  • Đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Có bệnh về mắt hoặc các vấn đề về thị lực
  • Có các đợt hạ đường huyết.

Tương tác thuốc

Insulin Regular có thể tương tác với những thuốc nào?

thận trọng khi dùng Insulin Regular

Insulin Regular có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với Insulin Regular bao gồm: 

  • Thuốc dị ứng
  • Thuốc kháng sinh
  • Aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc huyết áp, bao gồm thuốc chẹn beta, clonidine
  • Thuốc điều trị cholesterol (statin)
  • Thuốc trị cảm lạnh hoặc hen suyễn
  • Thuốc trị tiểu đường
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị HIV
  • Thuốc trợ tim
  • Thuốc trị liệu thay thế hormone
  • Thuốc để điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần
  • Thuốc tránh thai đường uống
  • Steroid
  • Thuốc tuyến giáp
  • Thuốc điều trị bệnh lao
  • Vitamin hoặc thảo dược bổ sung.

Insulin Regular có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Insulin Regular?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản insulin như thế nào?

Các lọ insulin chưa mở cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, không để trong ngăn đông vì có thể làm thay đổi hoạt tính của insulin. Nên đặt nhiệt kế trong tủ lạnh để kiểm soát nhiệt độ.

Các lọ insulin đã mở thì cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng để đảm bảo insulin tiêm dưới da sẽ gần với nhiệt độ cơ thể, giúp giảm đau và điều hòa quá trình khuếch tán dưới da. Thời gian sử dụng một lọ insulin đã mở không nên vượt quá 28 ngày.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Regular Insulin Injection: Short-Acting Insulin, Diabetes & Hypoglycemia

https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/23492-regular-insulin-injection-short-acting-insulin

Ngày truy cập: 12/06/2024

Regular Insulin – StatPearls – NCBI Bookshelf

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK553094/

Ngày truy cập: 12/06/2024

Insulin human: Uses, Interactions, Mechanism of Action | DrugBank Online

https://go.drugbank.com/drugs/DB00030

Ngày truy cập: 12/06/2024

SỬ DỤNG HỢP LÝ INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/82

Ngày truy cập: 12/06/2024

Các loại insulin

https://bsgdtphcm.vn/api/fullcontent.php?id=825

Ngày truy cập: 12/06/2024

Insulin trong điều trị đái tháo đường

http://benhvientanphu.vn/Image/Picture/phac%20do%20dieu%20tri/Noi%20Khoa/31%20Insulin%20trong%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B%20%C4%91%C3%A1i%20th%C3%A1o%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20-%20BVTV.pdf

Ngày truy cập: 12/06/2024

Phiên bản hiện tại

20/06/2024

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Tiêm insulin sống được bao lâu? Hiểu để an tâm điều trị

Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Có nguy hiểm không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Hà Thị Ngọc Bích

Khoa nội tiết · Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 20/06/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo