Dù là thức uống hấp dẫn nhưng thực tế nước mía vẫn chứa rất nhiều đường. Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết liệu bệnh tiểu đường uống nước mía được không.
Với người bệnh tiểu đường, việc ăn gì, uống gì cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Có một số món dù thích, bạn cũng phải hạn chế trong khi một số món bạn chỉ nên ăn vừa phải.
Nước mía là thức uống có vị ngọt được ép từ cây mía. Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng thấy thức uống này được bày bán rộng rãi trên đường phố. Ở một số chỗ, người bán còn ép nước mía với tắc hoặc với các loại nước trái cây khác (thơm, cà chua) để tăng hương vị.
Dù là thức uống có vị ngọt nhưng đường trong nước mía hoàn toàn tự nhiên, ngoài ra, nước mía cũng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Chính điều này khiến người mắc bệnh tiểu đường băn khoăn không biết nếu bị tiểu đường uống nước mía được không?
Bệnh tiểu đường uống nước mía được không?
Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường cho rằng bất kỳ thực phẩm có đường nào cũng đều phải tránh bởi chúng không tốt cho sức khỏe. Điều này chỉ đúng một phần nào đó. Với người tiểu đường, việc tiêu thụ đường nên hạn chế nhưng không phải loại bỏ hoàn toàn bởi đường là một dạng carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, quan trọng nhất, để kiểm soát các triệu chứng tiểu đường thì người mắc bệnh vẫn nên duy trì chế độ ăn cân bằng, tập thể dục và chọn các loại đường cho người tiểu đường phù hợp.
Vậy, người tiểu đường uống nước mía được không? Đối với nước mía, dù đây là thức uống có hàm lượng đường cao nhưng người tiểu đường vẫn có thể uống ở một mức độ vừa phải. Bởi dù có hàm lượng đường cao nhưng đường trong nước mía là loại đường tự nhiên, có chỉ số đường huyết thấp. Không những vậy, loại đường này còn giúp ngăn ngừa đường glucose trong máu tăng cao.
Bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Câu trả lời là “Được” nhưng với một lượng vừa phải. Bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ bởi dù là đường tự nhiên thì vẫn có thể phân hủy thành glucose. Dù nước mía có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng nó lại có chỉ tải lượng đường huyết cao (Glycemic Load – GL) – có nghĩa là nó vẫn có những tác động nhất định đến lượng đường trong máu. Ngoài ra, dù trong nước mía có một lượng lớn chất xơ thì bạn vẫn nên ưu tiên bổ sung chất xơ từ thực phẩm hơn là các thực phẩm hơn là từ các thức uống ngọt.
Uống nước mía đúng cách vẫn có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Câu trả lời là “Được”, không những vậy, nếu uống đúng cách, nước mía còn đem đến những lợi ích sức khỏe.
Nước mía là thức uống tự nhiên phổ biến ở Việt Nam, Ấn Độ, châu Phi và nhiều nước châu Á. Theo y học cổ truyền phương Đông, nước mía được sử dụng để hỗ trợ điều trị gan, thận và một số bệnh khác. Đặc biệt, thức uống này còn nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong 100ml nước mía nguyên chất cung cấp 40-60 calo với khoảng 20,17g carbohydrate, 44mg natri, 6,94g đường và 12mg kali. Thành phần của nước mía có khoảng 63-73% nước, 11-16% chất xơ, 15% đường tự nhiên và một lượng lớn muối hữu cơ, vitamin và khoáng chất.
- Chống oxy hóa: Nước mía chứa một lượng chất chống oxy hóa như flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Không những vậy, nước mía còn mang đến nguồn năng lượng để người mắc bệnh tiểu đường có kiểm soát bệnh. Đặc biệt , các chất oxy hóa này còn giúp làm sạch cơ thể khỏi các gốc tự do, đồng thời ức chế quá trình peroxy hóa lipid, nguyên nhân gây thoái hóa các cơ quan.
- Bảo vệ thận: Người bị tiểu đường luôn được khuyên nên chú ý đến sức khỏe của thận bởi thận là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi dùng thuốc. Việc uống nước mía có thể làm tăng lượng protein trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe của thận và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
- Ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng: Nước mía nguyên chất rất giàu kali, một dưỡng chất có tác dụng tăng cường trao đổi chất và cải thiện tiêu hóa. Kali có bản chất kháng khuẩn và do đó có thể bảo vệ dạ dày của người bệnh khỏi nguy cơ bệnh tật hoặc nhiễm trùng.
Lưu ý cần nhớ cho người bệnh tiểu đường uống nước mía
Qua những chia sẻ trên, hẳn bạn đã phần nào có lời giải cho câu hỏi bệnh tiểu đường uống nước mía được không. Dù người bệnh vẫn có thể uống nước mía nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Uống ngay sau khi ép: Nước mía sẽ bị oxy hóa trong vòng 15 phút sau khi ép. Do đó, khi ép xong bạn hãy dùng ngay để đảm bảo vệ sinh và nhận được nhiều dưỡng chất nhất.
- Dùng với lượng hạn chế: Bệnh tiểu đường có uống nước mía được không? Dù hương vị ngọt ngào của nước mía có thể khiến bạn khó cưỡng lại nhưng nếu uống quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Ngoài ra, loại thức uống này cũng có thể khiến bạn bị tăng cân, béo phì.
- Cần thận trọng khi dùng: Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không? Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 phải hết sức thận trọng và phải hỏi kỹ bác sĩ nếu muốn uống. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể dùng ở mức độ vừa phải nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác mình có thể uống bao nhiêu.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và phần nào giải đáp được cho bạn vấn đề bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Nước mía không thể thay thế nước lọc nhưng là lựa chọn thay thế tốt hơn so với đồ uống có ga, nước trái cây và các loại nước giải khát đóng chai bày bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, người tiểu đường chỉ nên uống nước mía với một lượng vừa phải và tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng nhằm kiểm soát tốt chỉ số đường huyết nhé!.