backup og meta

Glucosamine sulfate

Glucosamine sulfate

Glucosamine sulfate thường có trong dịch và các mô đệm ở khớp. Ngoài ra, các chất này còn có trong lớp vỏ cứng ở những động vật như tôm, cua, sò. Do đó, hầu hết các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Glucosamine sulfate từ các loại động vật có vỏ. Vậy tác dụng của chất này là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Glucosamine sulfate dùng để làm gì?

Glucosamine sulfate thường được sử dụng để điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, rối loạn hàm, đau khớp, đau lưng, đau đầu gối, đa xơ cứng, thừa cân.

Các chất bổ sung glucosamine sulfate dường như có hiệu quả giảm đau hơn so với ibuprofen, nhưng nó không hoạt động nhanh chóng mà phải mất 4-8 tuần mới có hiệu quả.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của glucosamine sulfate là gì?

glucosamine sulfate

Liều tối ưu của hoạt chất này vẫn chưa được thiết lập. Tuy nhiên, liều dùng trong nhiều nghiên cứu điều trị thoái hóa khớp là 750mg, uống 3 lần/ngày.

Hiện nay có rất nhiều dạng glucosamine với thành phần và chất lượng khác nhau, nên bạn cần kiểm tra kỹ trước khi uống.

Dạng bào chế của glucosamine sulfate là gì?

Glucosamine sulfate có các dạng bào chế:

  • Viên nén 1500mg; 750mg
  • Viên nang 1000mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng glucosamine sulfate?

Glucosamine sulfate có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ gồm buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy và táo bón. Những phản ứng phụ không bình thường gồm buồn ngủ, phản ứng da và nhức đầu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng glucosamine sulfate bạn nên biết những gì?

Hoạt chất này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu insulin. Do đó, nếu bạn bị tiểu đường hoặc kháng insulin, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, nếu bạn dị ứng với động vật có vỏ, hãy thông báo cho bác sĩ biết trước khi dùng sản phẩm này.

Mức độ an toàn của glucosamine sulfate như thế nào?

Glucosamine sulfate có thể an toàn khi uống đúng cách ở người lớn.

Không có đủ thông tin để biết liệu glucosamine sulfate có an toàn cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tốt nhất bạn không nên dùng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tương tác

Glucosamine sulfate có thể tương tác với những gì?

glucosamine sulfate

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine sulfate.

Glucosamine sulfate có thể tương tác với tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn, bao gồm hen suyễn, tiểu đường, cholesterol cao, huyết áp cao, dị ứng với động vật có vỏ cứng, phẫu thuật.

Glucosamine sulfate có thể tương tác với thuốc hiện tại của bạn, bao gồm: warfarin; hóa trị liệu kháng sinh; paracetamol; Các thuốc tiểu đường bao gồm glimepiride, glyburide, insulin, pioglitazone, rosiglitazone, chlorpropamide, glipizide, tolbutamide và các loại khác.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Glucosamine sulfate. https://medlineplus.gov/druginfo/natural/747.html.  Ngày truy cập 30/03/2017

Glucosamine sulfate. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2686334/. Ngày truy cập 30/03/2017

Glucosamine sulfate. http://www.m.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-747/glucosamine-Sulfate . Ngày truy cập 30/03/2017

Phiên bản hiện tại

25/03/2021

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Trẻ uống thuốc hạ sốt, sau 30 phút nhưng nhiệt độ vẫn chưa giảm thì phải làm gì?

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Lưu ý khi sử dụng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 25/03/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo