backup og meta

Erythropoietin

Erythropoietin

Tìm hiểu chung

Erythropoietin là gì?

Thuốc Erythropoietin là một hormone do thận sản xuất và có tác dụng tạo ra hồng cầu. Dạng tái tổ hợp alpha và beta của erythropoetin được sử dụng trong điều trị thiếu máu do bệnh thận mạn, hóa trị và các tình trạng khác.

Bác sĩ thường chỉ định erythropoietin để chữa:

  • Thiếu máu ở người suy thận, kể cả người có hay không có chạy thận nhân tạo
  • Thiếu máu do AIDS hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Trẻ sinh non thiếu máu và thiếu máu do hóa trị liệu ung thư
  • Để giảm bớt truyền máu ở người làm phẫu thuật

Những ai có thể dùng thuốc erythropoietin?

Thuốc này thường được dùng cho người bị bệnh thận mạn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối. Những người này thường có nồng độ hemoglobin thấp vì cơ thể không thể sản xuất đủ erythropoietin.

Những người bị ung thư cũng có thể dùng thuốc này để điều trị thiếu máu do hóa trị.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Liều dùng thuốc erythropoietin cho người lớn như thế nào?

Suy thận mạn

Liều ban đầu thường là 50-100 đơn vị/kg, 3 lần/tuần. Nếu sau 8 tuần điều trị mà hematocrit không tăng lên được 5-6% và vẫn thấp hơn mức cần đạt thì bác sĩ sẽ tăng liều.

Liều duy trì từ 12,5-525 đơn vị/kg, 3 lần/tuần.

Thiếu máu ở người bị bệnh thận giai đoạn cuối

Bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch từ 3-500 đơn vị/kg/liều, 3 lần/tuần. Bác sĩ sẽ bắt đầu với liều thấp và tăng dần với từng nấc tùy theo đáp ứng huyết học. Liều có thể tăng gấp hai hai lần liều trước và cách nhau từ 1-2 tuần.

Lọc máu

Erythropoietin được dùng 12 giờ sau khi chạy thận nhân tạo.

Thẩm phân phúc mạc

Có thể dùng thuốc một, hai hoặc ba lần một tuần. Sau khi dùng 2.000-8.000, dùng 1 lần/tuần trong 2-10 tháng hoặc có thể dùng liều từ 60-120 đơn vị/kg, tiêm dưới da 2 lần/tuần.

Thiếu máu ở người điều trị bằng zidovudin

Liều ban đầu: 100 đơn vị/kg, tiêm dưới da 3 lần/tuần trong 8 tuần. Nếu sau 8 tuần, kết quả chưa tốt thì có thể tăng thêm 50-100 đơn vị/kg, 3 lần/ngày.

Thiếu máu do hóa trị ung thư

Liều bắt đầu: 150 đơn vị/kg tiêm dưới da 3 lần/tuần. Nếu sau 8 tuần kết quả chưa tốt thì có thể lên tới mức 300 đơn vị/kg.

Người làm phẫu thuật

Liều khuyên dùng là 300 đơn vị/kg/ngày, tiêm dưới da 10 ngày trước khi phẫu thuật, vào ngày mổ và sau khi phẫu thuật.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm dưới da 600 đơn vị/kg, 1 lần/tuần (trước ngày mổ 21, 14 và 7 ngày) và liều thứ tư vào ngày mổ.

Liều dùng thuốc erythropoietin cho trẻ em như thế nào?

Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ, liều lượng tiêm truyền thuốc sẽ khác nhau.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc erythropoietin như thế nào?

Thuốc này thường được dùng ở dạng tiêm truyền hoặc tiêm dưới da. Bạn nên tuân theo các hướng dẫn và lịch tiêm mà nhân viên y tế đưa ra. Không nên tự ý ngưng thuốc vì có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tác dụng phụ

tác dụng của dứa có thể gây nhức đầu

Thuốc erythropoietin có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Các tác dụng phụ thường gặp gồm:

  • Toàn thân: nhức đầu, phù, ớn lạnh và đau xương (giống triệu chứng cảm cúm) chủ yếu xảy ra sau mũi tiêm tĩnh mạch đầu tiên.
  • Tuần hoàn: tăng huyết áp, huyết khối nơi tăng tĩnh mạch, cục máu đông trong máy thẩm tích, tiểu cầu tăng nhất thời.
  • Máu: thay đổi quá nhanh về hemotocrit, tăng kali huyết.
  • Thần kinh: chuột rút, cơn động kinh toàn thể.
  • Da: kích ứng tại chỗ, mụn trứng cá, đau tại vị trí tiêm.

Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm:

  • Tuần hoàn: tăng tiểu cầu, đau thắt ngực
  • Vã mồ hôi

Nếu bạn có bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau, tốt nhất hãy gặp bác sĩ để được điều trị chính xác.

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc erythropoietin, bạn cần lưu ý gì?

Thuốc chống chỉ định cho người:

  • Tăng huyết áp không kiểm soát được
  • Quá mẫn với albumin hoặc sản phẩm từ tế bào động vật có vú

Một số lưu ý khi dùng thuốc:

  • Erythropoietin làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông trong tĩnh mạch). Một cục máu đông có thể di chuyển đến phổi (thuyên tắc phổi) và chặn đường thở. Các triệu chứng của cục máu đông bao gồm đau ngực, khó thở, đau và tê đột ngột ở chân hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân.
  • Thuốc có thể khiến huyết sắc tố tăng quá cao, khiến người bệnh có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ, suy tim và tử vong.
  • Ở những bệnh nhân bị ung thư, erythropoietin có thể khiến khối u phát triển. Nếu thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân này, chúng thường được ngưng lại sau khi hóa trị kết thúc.
  • Bác sĩ sẽ theo dõi số lượng tế bào máu của người bệnh để đảm bảo họ không có nguy hiểm khi dùng thuốc. Liều dùng có thể thay đổi, tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân.

Bạn cũng nên báo bác sĩ nếu có các tình trạng sau:

  • Bệnh tim
  • Huyết áp cao
  • Porphyria (một nhóm bệnh gây ra bởi sự thiếu hụt enzyme)
  • Co giật
  • Dị ứng với epoetin alfa hoặc bất kỳ phần nào khác của thuốc này
  • Huyết áp cao không kiểm soát
  • Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không rõ thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi hay trẻ đang bú sữa mẹ không. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ thuốc.

Tương tác thuốc

thuốc vastarel

Erythropoietin có thể tương tác với những thuốc nào?

Dùng các thuốc ức chế men chuyển đồng thời với erythropoietin có thể làm tăng nguy cơ bị tăng kali huyết, đặc biệt ở người giảm chức năng thận.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản erythropoietin như thế nào?

Thuốc sẽ được nhân viên y tế bảo quản theo chỉ định y khoa.

Dạng bào chế

Erythropoietin có những dạng nào?

Erythropoietin có dạng thuốc nước để tiêm.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Erythropoietin. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3313739/. Ngày truy cập 19/5/2020

Erythropoietin. https://www.drugbank.ca/drugs/DB00016. Ngày truy cập 19/5/2020

Erythropoietin. https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/14573-erythropoietin-stimulating-agents. Ngày truy cập 19/5/2020

 

 

 

 

 

Phiên bản hiện tại

03/07/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tác dụng phụ và biến chứng khi dùng thuốc | Hello Bacsi x SANOFI

Trẻ tuổi dậy thì ngồi xuống đứng lên chóng mặt do thiếu máu: Làm sao để ngăn ngừa?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 03/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo