backup og meta

Thuốc dưỡng thai, điều trị thiếu hụt progesteron Duphaston® 10mg

Thuốc dưỡng thai, điều trị thiếu hụt progesteron Duphaston® 10mg

Duphaston® là thuốc được chỉ định rộng rãi cho các trường hợp thiếu hụt progesterone, gây ra nhiều triệu chứng cho phụ nữ như bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung, vô kinh,… 

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu kỹ hơn về thuốc này nhé!

Thuốc Duphaston® có tác dụng gì?

Duphaston® được dùng để điều trị thiếu hụt progesterone, chẳng hạn như:

  • Đau bụng kinh;
  • Lạc nội mạc tử cung;
  • Vô kinh thứ phát, vì vậy nhiều người còn gọi là thuốc ra kinh Duphaston
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
  • Vô sinh do suy hoàng thể;
  • Hỗ trợ hoàng thể trong hỗ trợ sinh sản (ART)
  • Chảy máu tử cung bất thường;
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt;
  • Chống lại tác dụng của estrogen lên nội mạc tử cung (HRT);
  • Nguy cơ sảy thai thường xuyên liên quan đến sự thiếu hụt progesterone, vì vậy nhiều người còn gọi là thuốc dưỡng thai hay thuốc giữ thai Duphaston
  • Phòng ngừa tăng sản nội mạc tử cung trong giai đoạn sau mãn kinh
  • Dưỡng thai.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Hàm lượng và dạng bào chế

Duphaston 10mg dạng viên nén bao phim.

Liều dùng thuốc Duphaston® là bao nhiêu?

  • Chứng đau bụng kinh: bạn dùng 10mg 2 lần/ngày từ ngày 5-25 của chu kỳ.
  • Lạc nội mạc tử cung: bạn dùng Duphaston 10mg 1-3 lần/ngày từ ngày 5-25 của chu kỳ hoặc liên tục.
  • Chảy máu tử cung bất thường: bạn dùng 10mg 2 lần/ngày với estrogen 1 lần/ngày trong 5-7 ngày.
  • Điều hòa kinh nguyệt: bạn dùng 1 viên Duphaston mỗi ngày vào ngày thứ 11 đến 25 của chu kỳ.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt, vô kinh thứ phát: bạn dùng 10mg 2 lần/ngày từ ngày 11-25 của chu kỳ.
  • Vô sinh do suy hoàng thể: bạn dùng 10mg 2 lần/ngày từ ngày 14-25 của chu kỳ.
  • Nguy cơ sảy thai: bạn dùng 40mg/lần, sau đó 10mg/8 giờ cho đến khi các triệu chứng ngừng lại.
  • Thường xuyên sảy thai: bạn dùng 10mg 2 lần/ngày cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ.
  • Triệu chứng sau mãn kinh (HRT): bạn dùng 10-20mg/ngày kết hợp với liệu pháp estrogen liên tục trong 12-14 ngày cuối cùng của mỗi chu kỳ.

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Duphaston liều dùng

Cách dùng thuốc Duphaston® như thế nào?

Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không nghiền nát viên.

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Duphaston có độc tính rất thấp. Triệu chứng quá liều có thể bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt. Chưa có trường hợp nào quá liều thuốc này gây ra tác dụng có hại.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Duphaston®?

Bạn có thể gặp tác dụng phụ phổ biến là:

  • Đau đầu/đau nửa đầu
  • Buồn nôn
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Đau/nhạy cảm vú.

Ít gặp hơn là:

  • Trầm cảm
  • Chóng mặt
  • Nôn
  • Bất thường chức năng gan
  • Viêm da dị ứng
  • Tăng cân.

Hiếm gặp là:

  • Tăng kích thước khối u phụ thuộc progestogen
  • Thiếu máu tan máu
  • Quá mẫn cảm
  • Buồn ngủ
  • Phù mạch
  • Căng vú
  • Phù.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng khi dùng thuốc duphaston 10mg

Trước khi dùng thuốc Duphaston®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Duphaston®;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như:
    • Trầm cảm;
    • Porphyria (rối loạn sắc tố máu hiếm có ảnh hưởng đến da và các cơ quan khác);
    • Bệnh gan;
    • Được chẩn đoán hoặc nghi ngờ có ung thư ác tính do hormone;
    • Chảy máu âm đạo bất thường.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc dưỡng thai Duphaston®  khi mang thai, cho con bú

Phụ nữ mang thai dọa sảy nhiều lần do thiếu progesterone là một đối tượng chỉ định của thuốc dưỡng thai Duphaston 10mg, nhưng phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Thuốc Duphaston® có thể bị ảnh hưởng bởi những thuốc nào?

Thuốc Duphaston® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Các thuốc có thể tương tác với Duphaston là:

  • Thuốc HIV/HCV;
  • Chất ức chế mạnh CYP3A4

Thuốc Duphaston® có thể bị ảnh hưởng bởi loại thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Bạn nên bảo quản Duphaston® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Thuốc Duphaston 10mg giá bao nhiêu?

Tùy từng nơi bán hàng mà giá của thuốc Duphaston 10mg sẽ thay đổi, dao động từ 180.000-240.000đ/ hộp. Bạn có thể mua thuốc này ở bất kì nhà thuốc, quầy thuốc nào trên toàn quốc. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh gặp những phản ứng không mong muốn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Duphaston. http://www.mims.com/malaysia/drug/info/duphaston?type=full. Ngày truy cập 7/8/2017

Duphaston https://drugbank.vn/thuoc/Duphaston&VN-21159-18 Ngày truy cập 10/11/2022

Duphaston in Cycle Regularization: A Post-marketing, Prospective, Multicenter, Observational Study https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT01525563 Ngày truy cập 10/11/2022

Duphaston https://www.medicine.abbott/pk/products/duphaston.html Ngày truy cập 10/11/2022

Duphaston and human menopausal gonadotropin protocol in normally ovulatory women undergoing controlled ovarian hyperstimulation during in vitro fertilization/intracytoplasmic sperm injection treatments in combination with embryo cryopreservation https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28697910/ Ngày truy cập 10/11/2022

Phiên bản hiện tại

08/06/2023

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Sầu riêng: Liều thuốc có thể chữa bệnh vô sinh?

Những lí do khiến bạn rối loạn kinh nguyệt


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 08/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo