backup og meta

Acyclovir 400mg

Acyclovir 400mg

Tên gốc: acyclovir

Phân nhóm: thuốc kháng virus

Tên biệt dược: Acyclovir 400mg

Tác dụng của thuốc Acyclovir 400mg

Tác dụng của thuốc Acyclovir 400mg là gì?

Acyclovir 400mg được chỉ định điều trị nhiễm virus herpes simplex da và niêm mạc (bao gồm herpes sinh dục khởi phát và tái phát), ngăn chặn việc tái nhiễm herpes simplex trên người có miễn dịch bình thường.

Bên cạnh đó, thuốc Acyclovir 400mg còn dùng để điều trị bệnh zona, herpes miệng, herpes sinh dục và bệnh thủy đậu.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng thuốc Acyclovir 400mg

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Acyclovir 400mg cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn để điều trị herpes simplex

Bạn dùng 200mg, uống 5 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 giờ. Bạn có thể điều trị bệnh trong vòng 5 ngày, tuy nhiên, có thể điều trị kéo dài hơn nếu nhiễm phải những virus khởi phát trầm trọng.

Liều thông thường cho người lớn để phòng ngừa herpes simplex

Bạn dùng 200mg, uống 4 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau khoảng 6 giờ.

Liều thông thường cho người lớn để điều trị bệnh zona

Bạn dùng 800mg, uống 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ. Bạn nên điều trị trong vòng 7 ngày.

Liều dùng thuốc Acyclovir 400mg cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ em dùng để điều trị herpes simplex

Trẻ em trên 2 tuổi: bạn cho trẻ dùng liều như người lớn.

Trẻ em dưới 2 tuổi: bạn cho trẻ dùng 1/2 liều người lớn.

Cách dùng thuốc Acyclovir 400mg

Bạn nên dùng thuốc Acyclovir 400mg như thế nào?

Bạn nên sử dụng Acyclovir 400mg đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.

Thuốc này hoạt động tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể được giữ ở mức không đổi. Vì vậy, bạn nên uống thuốc này ở các khoảng cách đều nhau và cùng lúc mỗi ngày.

Bạn nên sử dụng thuốc này thường xuyên và cùng một lúc mỗi ngày để nhận được nhiều tác dụng nhất từ thuốc. Không tăng liều, sử dụng thường xuyên hoặc lâu hơn chỉ định của bác sĩ.

Bạn hãy dùng thuốc này đúng số liều mà bác sĩ kê đơn ngay cả khi cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn ngưng dùng thuốc quá sớm hoặc bỏ liều, nhiễm trùng có thể không hoàn toàn được điều trị hoặc có thể trở nên khó khăn hơn để điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Acyclovir 400mg

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Acyclovir 400mg?

Khi dùng thuốc Acyclovir 400mg, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như phát ban da, rối loạn tiêu hóa (như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng), chóng mặt, tình trạng lẫn lộn, ảo giác và buồn ngủ.

Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra như rụng tóc, tăng nhẹ bilirubine, men gan, tăng nhẹ urea, creatinin máu, giảm nhẹ các chỉ số huyết học, nhức đầu, có những phản ứng thần kinh nhẹ có hồi phục.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Acyclovir 400mg

Trước khi dùng thuốc Acyclovir 400mg, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như bệnh gan, bệnh thận.

Thuốc này có thể khiến bạn buồn ngủ. Bạn không nên lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo cho đến khi bạn có thể làm điều đó một cách an toàn.

Nhiễm Herpes rất dễ lây lan và có thể lây nhiễm sang người khác, thậm chí trong khi bạn đang được điều trị với thuốc Acyclovir 400mg. Bạn nên tránh để mọi người tiếp xúc với khu vực lây nhiễm, khu vực bị nhiễm bệnh và sau đó chạm vào mắt. Bạn hãy rửa tay thường xuyên để tránh truyền bệnh cho người khác.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Acyclovir 400mg trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.

Chưa có thông tin liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.

Tương tác thuốc Acyclovir 400mg

Thuốc Acyclovir 400mg có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Acyclovir 400mg có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Acyclovir 400mg có thể tương tác với fosphenytoin, phenytoin, axit valproic.

Acyclovir 400mg có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Acyclovir 400mg?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Acyclovir 400mg

Bạn nên bảo quản thuốc Acyclovir 400mg như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế của thuốc Acyclovir 400mg

Acyclovir 400mg có những dạng và hàm lượng nào?

Acyclovir 400mg có ở dạng viên nén.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hoàng Hải/HELLO BACSI

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Acyclovir. https://www.drugs.com/acyclovir.html. Ngày truy cập: 11/10/2018

Acyclovir Stada 400mg. https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-54677/acyclovir-stada-400-mg.aspx. Ngày truy cập: 11/10/2018

Acyclovir. https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/acyclovir-oral-route-intravenous-route/precautions/drg-20068393?p=1. Ngày truy cập: 16/05/2023

Acyclovir. https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a681045.html. Ngày truy cập: 16/05/2023

Acyclovir. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Acyclovir. Ngày truy cập: 16/05/2023

Acyclovir. https://go.drugbank.com/drugs/DB00787. Ngày truy cập: 16/05/2023

About aciclovir. https://www.nhs.uk/medicines/aciclovir/about-aciclovir/. Ngày truy cập: 16/05/2023

Phiên bản hiện tại

16/05/2023

Tác giả: Hoàng Hải

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Nguyên nhân bị thủy đậu và các con đường lây truyền cần lưu ý

10 cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh herpes sinh dục


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Hải · Ngày cập nhật: 16/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo