backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Aceclofenac

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 25/11/2020

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc aceclofenac là gì?

Thuốc aceclofenac được sử dụng để làm giảm đau và viêm ở những bệnh nhân bị viêm khớp (loãng xương), bệnh tự miễn dịch gây viêm khớp (viêm khớp dạng thấp) và viêm khớp ở cột sống (viêm cột sống dính khớp).

Thuốc aceclofenac thuộc về nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Những loại thuốc này có đặc tính kháng viêm và giảm đau.

Thuốc aceclofenac hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sản sinh của các chất tương tự hormone gọi là prostaglandin. Prostaglandin được giải phóng ở chỗ bị thương, tổn thương mô và các phản ứng miễn dịch. Prostaglandin đóng một vai trò quan trọng trong cả phản ứng viêm của cơ thể và kích thích sự tái hấp thu của xương.

Bạn nên dùng thuốc aceclofenac như thế nào?

Luôn uống thuốc aceclofenac đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bạn sẽ được chỉ định ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất để giảm tác dụng phụ. Hãy đến bác sĩ hoặc dược sĩ kiểm tra nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

Liều khuyến cáo ở người lớn là 200 mg (hai viên aceclofenac). Một viên 100 mg nên được uống vào buổi sáng và một viên vào buổi tối.

Bạn nên uống cả viên nén với nhiều nước và nên uống cùng hoặc sau khi ăn. Không nghiền nát hoặc nhai các viên nén.

Không dùng quá liều hàng ngày đã được quy định.

Bạn nên bảo quản thuốc aceclofenac như thế nào?

Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc aceclofenac cho người lớn như thế nào?

Liều khuyến cáo là 200 mg mỗi ngày, chia là hai liều riêng biệt 100 mg, một viên vào buổi sáng và một vào buổi tối.

Liều dùng thuốc aceclofenac cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Thuốc aceclofenac có những dạng và hàm lượng nào?

Aceclofenac có những dạng viên nén, thuốc uống 100 mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc aceclofenac?

Giống như tất cả các loại thuốc, thuốc aceclofenac có thể gây ra tác dụng phụ, mặc dù không phải ai cũng gặp phải.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ sau đây hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Các loại thuốc như aceclofenac có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ hoặc đột quỵ.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Các triệu chứng gồm khó thở, thở khò khè, các cơn đau bất thường và nôn mửa
  • Phù mặt.
  • Suy thận.

Nếu bạn bị bất cứ bệnh nào sau đây ở bất kì thời điểm nào trong quá trình điều trị hãy ngưng dùng thuốc và đi khám bệnh ngay:

  • Phân có máu.
  • Phân có màu đen hoặc hắc ín.
  • Nôn ra máu hoặc những hạt đen giống như bã cà phê.

Ngưng dùng thuốc và báo cho bác sĩ nếu bạn gặp phải:

  • Chứng khó tiêu hoặc ợ nóng.
  • Đau bụng (các cơn đau trong dạ dày) hoặc các triệu chứng dạ dày bất thường khác.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc aceclofenac bạn nên biết những điều gì?

Trước khi bắt đầu dùng thuốc Aceclofenac, hãy báo cho bác sĩ:

  • Nếu bạn bị bất kỳ bệnh về thận hoặc gan khác.

Nếu bạn có bất kỳ rối loạn sau, vì chúng có thể trầm trọng thêm:

  • Rối loạn đường tiêu hóa trên hoặc dưới.
  • Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng).
  • Bệnh đường ruột mãn tính (bệnh Crohn).
  • Loét, chảy máu hoặc thủng dạ dày.
  • Các rối loạn về máu.
  • Nếu bạn đang hoặc đã từng có vấn đề về tuần hoàn máu não.
  • Nếu bạn bị hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp khác;
  • Nếu bạn bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Nếu bạn có các vấn đề về tim, đột quỵ hoặc nghĩ rằng bạn có thể có nguy cơ bị các bệnh sau (ví dụ, nếu bạn bị tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao hoặc hút thuốc), bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về liệu pháp điều trị.
  • Nếu bạn bị thủy đậu, nên tránh sử dụng các thuốc này vì bạn có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng hiếm gặp về da.
  • Nếu bạn đang hồi phục sau một cuộc phẫu thuật lớn.
  • Nếu bạn là người cao tuổi (bác sĩ sẽ kê toa cho bạn liều thấp nhất).

Phản ứng quá mẫn có thể xảy ra, các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và hiếm gặp sẽ xuất hiện. Các tác dụng phụ có thể xảy ra. Nguy cơ gặp các tác dụng phụ nói trên sẽ cao hơn trong tháng đầu điều trị. Nên ngưng dùng aceclofenac lúc bắt đầu phát ban, tổn thương màng nhầy hoặc bất kỳ dấu hiệu quá mẫn nào.

Các loại thuốc như aceclofenac có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim. Nguy cơ sẽ cao hơn với liều cao và điều trị kéo dài. Không dùng quá liều hoặc quá thời gian điều trị được quy định.

Không uống Aceclofenac:

  • Nếu bạn bị dị ứng với aceclofenac hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Nếu bạn bị dị ứng với aspirin hoặc bất kỳ các NSAID khác (như ibuprofen, naproxen hoặc diclofenac);
  • Nếu bạn đã dùng aspirin hay bất kỳ NSAID khác và bị một trong những bệnh lý này:

    • Hen suyễn;
    • Chảy nước mũi, ngứa và / hoặc hắt hơi (kích ứng mũi);
    • Phát ban với các chấm tròn đỏ trên da tăng lên gây cảm giác ngứa, kim châm hoặc nóng ran;
    • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Các triệu chứng gồm khó thở, thở khò khè, các cơn đau bất thường và nôn mửa;
    • Nếu bạn có tiền sử, đang trải qua hoặc nghi ngờ bị loét dạ dày hoặc chảy máu đường ruột;
    • Nếu bạn bị bệnh thận nặng;
    • Nếu bạn đang hoặc đã từng bị suy tim nặng (đau tim);
    • Nếu bạn bị, hoặc nghi ngờ rằng mình bị suy gan nặng;
    • Nếu bạn bị chảy máu hoặc các rối loạn đông máu;
    • Nếu bạn đang mang thai (trừ khi bác sĩ cho là cần thiết ).

    Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.

    Tương tác thuốc

    Thuốc aceclofenac có thể tương tác với thuốc nào?

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

    Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn đang dùng:

    • Những thuốc được dùng để điều trị bệnh trầm cảm (thuốc SSRI) hoặc trầm cảm thất thường (lithium);
    • Những thuốc được dùng để điều trị suy tim và loạn nhịp tim (glycoside tim như digoxin);
    • Những thuốc được dùng để điều trị tăng huyết áp;
    • Kháng sinh quinolon;
    • Những thuốc được dùng để tăng tốc độ bài tiết nước tiểu (thuốc lợi tiểu);
    • Những thuốc ngăn chặn đông máu (thuốc chống đông) như warfarin, heparin;
    • Thuốc methotrexate được dùng để điều trị ung thư các rối loạn tự miễn dịch;
    • Mifepristone;
    • Bất kỳ steroid nào (oestrogens, androgens, hoặc glucocorticoids);
    • Những thuốc được dùng để ức chế hệ thống miễn dịch (cyclosporin hoặc tacrolimus);
    • Những thuốc dùng để điều trị HIV (zidovudine);
    • Những thuốc dùng để trị bệnh đái tháo đường;
    • Bất kỳ loại thuốc NSAID khác (aspirin, ibuprofen, naproxen), bao gồm cả các chất ức chế chọn lọc COX-2.

    Thức ăn và rượu bia có tương tác tới thuốc aceclofenac không?

    Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Những tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc aceclofenac?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Trường hợp khẩn cấp/Quá liều

    Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

    Trong trường hợp khẩn cấp hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Các triệu chứng quá liều bao gồm:

    • Đau đầu;
    • Buồn nôn;
    • Nôn mửa;
    • Đau vùng thượng vị;
    • Kích thích tiêu hóa;
    • Xuất huyết tiêu hóa;
    • Tiêu chảy (hiếm khi);
    • Mất phương hướng;
    • Các kích thích;
    • Hôn mê;
    • Buồn ngủ;
    • Chóng mặt;
    • Ù tai;
    • Hạ huyết áp;
    • Suy hô hấp;
    • Ngất xỉu;
    • Đôi khi co giật.

    Trong trường hợp ngộ độc đáng kể, suy thận và tổn thương gan cấp tính có thể xảy ra.

    Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

    Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 25/11/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo