backup og meta

Lecithin

Lecithin

Lecithin là một thành phần cấu tạo nên màng tế bào. Chúng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể khi giúp điều hòa lượng cholesterol, đồng thời cải thiện trí nhớ.

Tác dụng

Lecithin dùng để làm gì?

Lecithin thường được sử dụng điều trị các bệnh lý về thần kinh bao gồm rối loạn thần kinhchứng mất trí, giúp cải thiện trí nhớ. Chúng còn giúp cải thiện chức năng gan/ hàm lượng cholesterol và điều chỉnh hệ thống miễn dịch.

Một số công dụng khác của lecithin như điều trị tình trạng cholesterol caorối loạn hưng cảm, viêm dabệnh Parkinson, trầm cảm, mất ngủ và một số bệnh khác chưa được chứng minh hiệu quả. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của lecithin là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của hoạt chất này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Có một số nghiên cứu cho thấy lecithin có thể được chuyển đổi thành acetylcholine, một chất truyền xung thần kinh.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho lecithin là gì?

Lecithin có thể được sử dụng từ 1-35g/ngày.

Liều dùng có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của lecithin là gì?

Lecithin được bào chế ở dạng gel 1200mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng lecithin?

Lecithin có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng lecithin bạn nên lưu ý những gì?

Bác sĩ kê toa thuốc
Đôi khi, thuốc kê toa cũng sẽ được áp dụng để điều trị những triệu chứng phát sinh ở người bệnh.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của lecithin hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật

Những quy định cho thực phẩm chức năng ít nghiêm ngặt hơn những quy định cho tân dược. Bạn cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của hoạt chất này. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của lecithin như thế nào?

Lecithin hầu như an toàn với hầu hết mọi người.

Không có đủ thông tin việc sử dụng hoạt chất này trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác

Lecithin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với lecithin không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến lecithin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lecithin. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-966-lecithin.aspx?activeingredientid=966. Ngày truy cập 26/12/2016

Lecithin. https://www.drugs.com/npc/lecithin.html.  Ngày truy cập 26/12/2016

Lecithin. http://www.herbwisdom.com/herb-lecithin.html. Ngày truy cập 26/12/2016

Lecithin. http://www.livestrong.com/article/335645-side-effects-of-lecithin-supplements/. Ngày truy cập 26/12/2016

Phiên bản hiện tại

27/07/2020

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngọc Anh


Bài viết liên quan

Chỉ số cholesterol: Hiểu để kiểm soát

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 27/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo