backup og meta

Tất tần tật về các phương pháp triệt lông

Tất tần tật về các phương pháp triệt lông

Những vùng lông không mong muốn có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của phái đẹp, và chắc chắn ai trong chúng ta cũng muốn nhanh chóng loại bỏ những vùng lông đáng ghét này. Hãy tham khảo 9 phương pháp triệt lông từ đơn giản đến phức tạp sau đây để đưa ra lựa chọn phù hợp cho bạn nhé.

Nhổ lông

Nhổ lông là phương pháp triệt lông thủ công và nhanh chóng, thường được dùng loại bỏ phần lông không mong muốn trên mặt, đặc biệt là lông mày (lông mày thường sậm màu và chỉ tập trung ở một khu vực, nên bạn có cảm giác như lông mày mọc lại rất nhanh, nhưng thực tế không phải vậy).

Nhổ lông sẽ giúp làm lông lâu mọc hơn so với dùng lưỡi cạo, bởi vì từng sợi lông cần vài tuần để mọc trở lại. Tại một số thời điểm nhất định, lông mày có thể ngừng mọc dài ra và cần thời gian dài gấp khoảng ba lần để lông mọc lại so với tốc độ mọc tóc.

Bạn nên lưu ý, bởi vì lông mọc tốt nhất trên các bề mặt tương đối bằng phẳng nên khi nhổ lông, bạn hãy xoắn một phần thân của lông lại và nhổ lông ra từ gốc.

Sử dụng dao cạo

Phương pháp triệt lông bằng dao cạo

Chúng ta thường nghe rằng việc cạo lông sẽ khiến phần lông mọc trở lại cứng và dài hơn khi chưa cạo. Tuy nhiên, điều này không đúng, vì lông sẽ không bao giờ thay đổi cấu trúc ban đầu dù bạn có nhổ hay cạo chúng đi chăng nữa.

Tuy nhiên, nếu bạn cạo lông thường xuyên tại các vùng da nhạy cảm như râu hay vùng kín sẽ dễ gây ra tình trạng những sợi lông mọc ngược. Những sợi lông này sẽ mọc quắp vào da bạn và thường “ẩn mình” trong một cái mụn nhỏ sưng đỏ, tình trạng này có thể gây cảm giác khó chịu hoặc thậm chí làm mọc mủ trên da. Tương tự như nhổ lông, cạo lông có thể kéo dài hiệu quả trong khoảng 1 tuần, sau đó lông sẽ xuất hiện trở lại.

Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ các lớp sừng trên cùng của da chết, làm lông dễ mọc hơn và tránh tình trạng lông mọc ngược. Ngoài ra, còn một số cách khác để ngăn ngừa lông mọc ngược trên da như sử dụng sữa tắm có chứa glycolic, kem hoặc gel cạo râu có chứa thành phần dưỡng ẩm. Đồng thời, bạn nên thay đổi dao cạo thường xuyên và cạo theo hướng lông mọc.

Ngoài ra, bạn không nên tẩy lông núm vú, cũng như các khu vực bộ phận sinh dục, lông mi, mũi hoặc tai. Vì làn da ở các khu vực này rất nhạy cảm nên dễ bị nhiễm trùng, thậm chí có thể để lại sẹo trên da của bạn.

Wax lông

Wax lông

Phương pháp này thường được dùng cho vùng lông ở chân và dưới cánh tay. Wax lông có ưu điểm là có thể triệt lông khá nhanh chóng và sạch sẽ. Thế nhưng, nhược điểm là nó có thể lấy mất một lớp da, gây sẹo hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, một số thuốc kháng sinh và các thuốc trị mụn nếu dùng trên vùng da trong quá trình wax lông có thể gây hại cho da của bạn, làm da trở nên mỏng và nhạy cảm hơn.

Waxing có thể ngăn lông mọc lại trong khoảng 6 tuần.

Thuốc làm rụng lông

Thuốc làm rụng lông phản ứng với protein có trong sợi lông và hòa tan nó thành một chất giống như gel để có thể dễ dàng tẩy đi được.

Các sản phẩm thuốc làm rụng lông có ưu điểm là không tốn kém và không gây đau đớn, nhưng lại có thể có mùi hôi và tẩy lông không đều. Thuốc có thể không hiệu quả với vùng lông thô dày, và thậm chí có thể làm bỏng da nếu không được sử dụng một cách cẩn thận.

Bạn không nên sử dụng thuốc làm rụng lông để triệt lông ở vùng lông mày, vùng da gần mắt hoặc vùng da đang bị kích ứng. Phương pháp này có thể hiệu quả trong khoảng 3 tuần.

Máy cạo lông

Máy cạo lông chạy bằng điện có vẻ không thân thuộc cho lắm nhưng có điểm cộng là giúp bạn cạo lông mà không cần xà phòng hoặc nước và giúp tránh làm cắt da. Tuy nhiên, triệt lông bằng phương pháp này có thể dẫn đến tình trạng lông mọc ngược và gây kích ứng vùng da dưới cánh tay.

Triệt lông bằng điện

Đây là phương pháp sử dụng dòng điện để giết chết các nang lông và là phương pháp duy nhất giúp tẩy lông vĩnh viễn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được tiến hành nhiều lần để có hiệu quả.

Triệt lông bằng tia laser

Phương pháp triệt lông bằng tia laser

Tia laser cũng có tác dụng phá hủy các nang lông do sử dụng dạng ánh sáng có thể chuyển đổi thành nhiệt. Bạn có thể cần triệt lông sau mỗi 6 tháng đến một năm vì lông tóc mọc theo chu kỳ.

Tẩy lông bằng laser sử dụng chùm tia ánh sáng tập trung hoặc xung ánh sáng để triệt các nang lông. Ánh sáng được hấp thu bởi melanin, sắc tố tạo nên làn da và màu tóc. Vì vậy, phương pháp này hiệu quả nhất với những người có làn da sáng và mái tóc đen. Ngược lại, tia laser sẽ không hiệu quả khi dùng cho lông trắng và lông vàng. Ngoài ra, bạn nên tránh nhuộm da nâu hay tắm nắng 6 tuần trước khi triệt lông.

Đối với làn da đen, tẩy lông bằng laser được thực hiện tốt nhất khi sử dụng các bước sóng ánh sáng dài hơn, để giảm nguy cơ bỏng và đổi màu cho vùng da xung quanh nang lông.

Ngoài ra, da mỏng tiếp nhận tia laser tốt hơn nên bạn có thể được thoa dung dịch dưỡng da hoặc gel để làm tê da trước khi điều trị. Bạn nên nhớ tránh ánh nắng mặt trời sau khi điều trị.

Sử dụng máy nhổ lông

Máy nhổ lông sử dụng hàng trăm các loại nhíp xoay nhỏ tí xíu để nhổ lông, loại máy này giúp bạn loại bỏ lông tận gốc, do đo, lông sẽ khó mọc lại hơn. Máy nhổ lông sử dụng tốt nhất ở vùng da trên chân và dưới cánh tay. Một số nhà sản xuất nói rằng máy nhổ lông có thể được sử dụng trên bất kỳ vùng lông nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng nhạy cảm và mặt.

Hiện nay, bạn có rất nhiều cách để có thể loại bỏ những vùng lông không mong muốn trên cơ thể, từ đơn giản như nhổ, cạo lông đến các phương pháp triệt lông bằng điện và tia laser. Bạn hãy dựa vào nhu cầu cũng như điều kiện da và sức khỏe của mình để chọn được phương pháp tối ưu nhất nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hair Removal Quiz: Solutions for Unwanted Hair. http://www.webmd.com/beauty/hair-removal/rm-quiz-hair-removal. Ngày truy cập 1/7/2016.

Basics of hair removal. http://www.everydayhealth.com/skin-and-beauty/beauty/basics-of-hair-removal.aspx. Ngày truy cập 1/7/2016.

Phiên bản hiện tại

22/01/2021

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Nứt gót chân phải làm sao?

Mách bạn cách tẩy lông tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 22/01/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo