Bên cạnh việc bỏ rác đúng nơi quy định, bạn cũng cần phân loại rác thải từ chính ngôi nhà của mình. Việc làm này giúp giảm tổng lượng rác thải, tiết kiệm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rác thải nên được phân loại như sau:
Rác hữu cơ, dễ phân hủy: Đây là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện bình thường như thức ăn thừa,thực phẩm hư hỏng…
Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 nhóm đó là: rác tái chế và rác không tái chế. Rác tái chế có thể sử dụng lại nhiều lần hoặc được tái chế lại như giấy, kim loại, nhựa… Còn rác không tái chế là những loại đã qua sử dụng, không còn khả năng tái chế và phải tiến hành xử lý trước khi đưa ra môi trường. Loại rác này mất rất nhiều thời gian để phân như túi nilon, các loại pin… 3. Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
Trong bối cảnh dịch bệnh ngày nay, việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng càng phải được chú trọng và nâng cao ý thức. Thực hiện những việc sau sẽ giúp bạn trở thành người văn minh và góp phần trong việc giữ gìn vệ sinh chung trong cộng đồng:
- Không khạc nhổ, tiểu tiện, đại tiện bừa bãi
- Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa
- Thu gom rác và vứt đúng nơi quy định khi vui chơi, picnic hoặc tham gia các lễ hội
- Không hút thuốc lá nơi công cộng
- Không vẽ bậy, dán, phát tờ rơi bừa bãi
- Không vứt chất thải, xác động vật ra nơi công cộng
Mỗi người nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung sẽ góp phần giúp môi trường sống trở nên xanh, sạch đẹp. Hãy tích cực tham gia các hoạt động bổ ích như làm sạch, dọn dẹp khu phố, bãi biển, rừng và sông ngòi… Tuyên truyền cho người thân, giáo dục trẻ em bảo vệ không gian sống và nơi công cộng. Đồng thời, hạn chế sử dụng rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy, hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn và vứt rác đúng nơi quy định.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!