Cách phân biệt lớp ngoài và lớp sau cùng sẽ dựa vào màu sắc. Cụ thể, mặt ngoài sẽ có màu xanh, hồng, đen, xám, trắng… (tùy vào nhà sản xuất); trong khi lớp trong cùng là màu trắng (ngoại trừ khẩu trang chứa thành phần than hoạt tính sẽ có mặt trong cùng màu đen với mặt ngoài).
Vì lớp trong cùng sẽ tiếp xúc trực tiếp với da mặt nên phải đạt chỉ tiêu về độ tinh khiết và mịn màng, không gây kích ứng da.
Cấu tạo của khẩu trang y tế 4 lớp

Loại này sở hữu những ưu điểm tương tự như khẩu trang y tế 3 lớp nhưng cho hiệu quả lọc bụi bẩn, vi khuẩn tốt hơn hẳn so với “người anh em” tiền nhiệm. Sở dĩ như vậy là vì ngoài thiết kế 3 lớp tương tự như trên, khẩu trang 4 dạng này còn được thêm vào một lớp than hoạt nằm giữa lớp lọc và lớp vải hút ẩm ở mặt trong.
Than hoạt vốn dĩ được sử dụng trong xử lý các tạp chất trong nước, không khí nên được bổ sung vào nhằm tăng cường khả năng lọc bụi, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ hít phải một số hóa chất, khí độc như SO2, CO2, H2S.
Khẩu trang N95
Đây là loại khẩu trang cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng. Con số “95″ trong tên gọi thể hiện khả năng phòng ngừa virus, hạt bụi kích thước nhỏ 0.3 micromet lên đến 95%. Điều này có được nhờ vào màng lọc dày dặn, không thấm dịch trong cấu tạo của khẩu trang y tế N95. Cũng vì hiệu quả như vậy mà loại khẩu trang này được ưu tiên sử dụng cho nhân viên y tế phụ trách khám, chữa bệnh cho người bị nhiễm COVID-19 và kỹ thuật viên xét nghiệm.
Nhược điểm của khẩu trang N95 là đắt tiền, dễ gây khó thở cho người dùng (nhất là đeo sai cách) đặc biệt là tình trạng sản xuất khẩu trang N95 tràn lan hiện nay rất khó kiểm soát.
Cấu tạo của khẩu trang y tế và những lưu ý khi sử dụng

Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!