backup og meta

7 cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng giúp bạn tránh bệnh tật

7 cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng giúp bạn tránh bệnh tật

Chúng ta thường cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng vì lo ngại sự không sạch sẽ. Tuy nhiên, khi có nhu cầu thì bạn không thể không đi, vì vậy hãy áp dụng ngay các cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng an toàn để ngăn ngừa tối đa nguy cơ lây bệnh nhé.

Bồn cầu là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn và chúng ta không thể làm sạch vi khuẩn hoàn toàn được. Với các loại bồn cầu tại nhà, chúng ta có thể dùng các biện pháp vệ sinh để khử trùng.

Tuy nhiên, bồn cầu tại các nhà vệ sinh công cộng thường không được làm sạch và chứa đựng nhiều nguy cơ lây bệnh. Do đó, để ngăn ngừa cơ thể tiếp xúc với các loại vi khuẩn khi đi vệ sinh công cộng, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây.

1. Tránh tiếp xúc với lòng bàn tay

Bạn nên dùng mu bàn tay thay vì lòng bàn tay và các ngón tay khi đi vệ sinh công cộng, chẳng hạn khi mở cửa phòng vệ sinh, để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ những người sử dụng trước đó. Lòng bàn tay là bộ phận dễ tiếp xúc với mắt, miệng và cơ quan sinh dục, vì vậy hãy giữ lòng bàn tay sạch sẽ.

2. Mang theo giấy lau tay

Nhà vệ sinh công cộng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, để tránh vi khuẩn bám vào tay sau khi đi vệ sinh, bạn nên chuẩn bị khăn giấy trong túi để lau sạch tay sau đó. Nếu bạn quên mang theo khăn giấy, hãy sử dụng giấy vệ sinh có sẵn để thay thế. Bạn sẽ xua tan nỗi sợ đi vệ sinh nơi công cộng nhờ việc luôn chuẩn bị sẵn sàng cho chuyện này.

3. Sử dụng giấy lót bồn cầu

Lượng vi khuẩn trên bồn cầu cực kỳ lớn do rất nhiều người sử dụng nhà vệ sinh công cộng hằng ngày. Vì vậy, trước khi ngồi xuống, hãy lót giấy vệ sinh trên thành bồn cầu để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị sẵn giấy vệ sinh vì nguy cơ giấy vệ sinh có sẵn nhiễm khuẩn là rất cao nên sẽ không giúp ích được gì cho bạn.

Ngoài ra, bạn nên “ngồi xổm” vì các chuyên gia cho rằng tư thế này sẽ giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn và ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.

4. Tránh nhiễm khuẩn khi xả nước

Hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước. Ngoài ra, bạn nên dùng khăn giấy bao quanh tay trước khi ấn nút xả nước thay vì dùng tay không để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn bám trên nút.

Sau đó nhanh chóng ném giấy vệ sinh vào sọt rác và ra khỏi phòng để tránh vi khuẩn bám vào người.

5. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng

Rửa tay bằng nước ấm và nếu có thể, dùng xà phòng để ngăn chặn vi khuẩn bám vào tay hiệu quả hơn.

Đừng quên sử dụng khăn giấy hoặc dùng mu bàn tay để tắt vòi nước sau khi rửa, tránh dùng lòng bàn tay vì vi khuẩn sẽ bám trở lại.

6. Làm khô tay đúng cách

Bạn nên lau sạch tay bằng khăn giấy thay vì máy sấy sau khi đi vệ sinh, vì hơi nóng của máy sấy và môi trường ẩm trong nhà vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn phát tán nhanh chóng.

7. Mang theo nước khử trùng

Sử dụng nước khử trùng sau khi đi vệ sinh, đi ăn hay tiếp xúc với các vật dụng công cộng sẽ bảo vệ cơ thể hiệu quả và ngăn ngừa vi khuẩn xuất hiện. Nước khử trùng sẵn có ở các tiệm thuốc hoặc có trong các siêu thị. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gel rửa tay khô thay thế.

Mặc dù nguy cơ lây bệnh từ các nhà vệ sinh công cộng vẫn chưa có bằng chứng xác thực, tuy nhiên, bạn cần lưu ý cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng an toàn để tránh các mầm bệnh và vi khuẩn có thể lây lan gây hại đến sức khỏe. Mặt khác, đừng vì lo sợ lây nhiễm vi khuẩn mà nhịn tiểu vì bạn có thể chịu nhiều ảnh hưởng xấu như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

A Germophobe’s Guide To Public Restrooms

https://www.healthline.com/health/clean-guide-to-public-restrooms

Ngày truy cập 10.05.2018

7 tips on how to use public restrooms safely

https://theheartysoul.com/public-restroom-habits/

Ngày truy cập 10.05.2018

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Huệ Trang

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Nứt gót chân phải làm sao?

Trắc nghiệm sức khỏe: Thói quen đi vệ sinh tiết lộ gì về bạn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo