backup og meta

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là bệnh gì? 7 cách xử lý mẹ cần biết

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là bệnh gì? 7 cách xử lý mẹ cần biết

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt có thể là biểu hiện của một số bệnh về da như viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, nổi mề đay, hăm tã… Vậy trẻ bị phát ban nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là bệnh gì?

trẻ bị phát ban nhưng không sốt là tình trạng bé bị kích ứng da. Nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban là do một số vi khuẩn và virus gọi là vi sinh vật gây ra. Một số vi sinh vật có thể khiến bé bị sốt phát ban song một số khác không gây sốt. Ngoài ra, trẻ bị phát ban nhưng không sốt còn có thể đến từ môi trường sống, yếu tố cơ địa và sinh hoạt hàng ngày.

Bạn hãy cùng tìm hiểu trẻ bị phát ban nhưng không sốt là bệnh gì cùng những nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý tại nhà giúp bé yêu tránh khỏi tình trạng ngứa ngáy, quấy khóc, biếng ăn nhé.

Những bệnh về da khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là tình trạng da bị kích ứng, làm xuất hiện các nốt phát ban hoặc nổi mẩn đỏ trên da. Đây có thể là tình trạng của một bệnh về da hoặc tình trạng cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với chất gây kích ứng. Dưới đây 6 bệnh về da khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt mà mẹ nên biết.

1. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da phổ biến với các triệu chứng thường gặp là khô, đỏ hoặc rộp da, ngứa ngáy và rất khó chịu. Tùy chất kích ứng gây ra, bé sẽ cảm thấy da ngứa rát dữ dội sau 24-36 tiếng tiếp xúc hoặc ngứa xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc. Các nốt phồng rộp sau đó sẽ chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. 

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị viêm da tiếp xúc là do các chất kích ứng dưới đây:

– Tác hại của tia UV làm ảnh hưởng đến làn da bé

– Chất liệu quần áo bé mặc từ vải len hay vải sợi tổng hợp chà xát khiến da bé kích ứng

– Nhà cửa không được dọn dẹp thường xuyên khiến bụi bẩn hay lông thú cưng bám vào người bé

– Xà phòng, sản phẩm tắm gội có chứa thành phần làm thơm và làm sạch không tương thích với da nhạy cảm của bé 

– Quần áo bé mặc hay đồ dùng cá nhân của bé như chăn, gối, nôi được giặt bằng sản phẩm có hóa chất tẩy rửa mạnh, độc hại

>>> Đọc thêm: Viêm da tiếp xúc là gì? Nguyên nhân & Điều trị

2. Viêm da dị ứng khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt

trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Viêm da dị ứng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt. Đây bệnh da liễu ở trẻ em khiến bé nổi mẩn đỏ khắp người, kèm theo sưng nhẹ, khô da và ngứa.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng là sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và những yếu tố kích hoạt dưới đây làm ảnh hưởng đến làn da:

  • Phấn hoa, mạt bụi, khói thuốc lá,…
  • Tiếp xúc da với xà phòng, mỹ phẩm
  • Ở trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm thấp, dị ứng thời tiết
  • Sử dụng sản phẩm có hóa chất tẩy rửa trong sản phẩm chăm sóc gia đình

3. Viêm da cơ địa

Trẻ bị viêm da cơ địa thường nổi sẩn trên da, nổi mụn nước tiết dịch, da phù nề, đóng vảy, có các vết nứt đau, giống như trẻ bị phát ban nhưng không sốt. Tuy bệnh không lây lan sang người nhưng lại có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể nếu không được phát hiện sớm. 

Viêm da cơ địa ở trẻ em thường là do 3 nguyên nhân chính dưới đây:

• Yếu tố di truyền: Trẻ có ba mẹ, anh, chị hoặc người thân trong gia đình bị viêm da cơ địa có nguy cơ cao bị bệnh này.

• Hệ miễn dịch: Trẻ em thường có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện nên dễ ảnh hưởng đến các cấu trúc da.

• Các yếu tố bên ngoài: Trẻ có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa nếu tiếp xúc với hóa chất tạo mùi hương trong các sản phẩm tẩy rửa, chất tẩy rửa mạnh, chất gây dị ứng trong nhà, thời tiết lạnh, khô, thiếu độ ẩm hoặc tắm nước quá nóng. Ngoài ra, một số thực phẩm cũng có thể khiến bé bị dị ứng và gây viêm da cơ địa. 

4. Bệnh chàm ở trẻ nhỏ

Trẻ bị bệnh chàm thường có da khô, dày, nổi vảy, và xuất hiện những chấm đỏ li ti sau đó to dần. Những vết này rất ngứa làm bé cào vào da gây thẫm màu và để lại sẹo.

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em là do những yếu tố dưới đây:

• Tiếp xúc với sản phẩm gia dụng chứa hóa chất: Các sản phẩm này rất gần gũi nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho bé như nước rửa chén, bột giặt, nước lau sàn.

Nếu bạn nghĩ trẻ chẳng bao giờ có cơ hội chạm vào những sản phẩm chứa hóa chất này thì bạn lầm to rồi đấy! Nguyên nhân là bởi da bé có thể chạm vào hóa chất khi bạn lau sàn nhà chưa khô, khi mặc quần áo được giặt bằng chất kích ứng mạnh, hay khi bé hiếu kỳ với những vật dụng nhà bếp mà không lường trước được những hậu quả.

• Sản phẩm chăm sóc da: Dầu gội, sữa tắm, phấn rôm có chất kích ứng mạnh khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt.

• Chất liệu quần áo: Chất liệu len và vải sợi tổng hợp khiến nhiệt độ trong cơ thể bé tăng lên và làm xuất hiện những nốt phát ban.

• Thời tiết làm ảnh hưởng da: Nhiệt độ thời tiết thay đổi cũng là những nguyên nhân chính yếu khiến làn da nhạy cảm của trẻ bị phát ban nhưng không sốt.

>>> Tham khảo: Dị ứng thời tiết do đâu? Cách điều trị hiệu quả, phòng ngừa tái phát

5. Nổi mề đay mẩn ngứa

trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Trẻ bị nổi mề đay trên da sẽ xuất hiện những nốt sẩn hồng và rất ngứa nhưng thường sẽ khỏi sau 24 giờ và không để lại sẹo.   

Nguyên nhân chính yếu khiến trẻ nổi mề đay là do thực phẩm như sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì…

Ngoài ra, một số yếu tố kích hoạt dưới đây cũng gây nổi mề đay làm trẻ bị phát ban nhưng không sốt:

  • Ánh nắng mặt trời
  • Dùng thuốc điều trị
  • Bị côn trùng cắn hoặc chích
  • Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm
  • Do tiếp xúc với mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, hóa chất độc hại

 6. Hăm tã khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Hăm tã hay phát ban tã là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do bị viêm da ở vùng mặc tã. Tình trạng này sẽ khiến da bé tấy đỏ, rát kèm theo mùi hôi khó chịu làm bé bị ngứa da, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ dẫn đến sụt cân.

Dưới đây là những nguyên nhân gây hăm tã khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt mà khó chịu:

  • Bé mặc tã quá chật
  • Da bị dị ứng với chất liệu tã
  • Da ẩm ướt do không được lau khô kỹ
  • Mẹ không thay tã cho bé thường xuyên
  • Bé bị kích ứng với bột giặt dùng giặt tã
  • Vi khuẩn và vi trùng từ phân hoặc nước tiểu khiến bé bị nấm

Những bệnh về da gây ngứa ngáy nếu để lâu dần chẳng những làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, trọng lượng cơ thể của bé do tình trạng bỏ ăn thường xuyên mà còn làm ảnh hưởng làn da nghiêm trọng, thậm chí là hoại tử. Vì thế, mẹ cần tìm cách xử lý kịp thời khi thấy con yêu bị phát ban da để cuộc sống của bé không bị ảnh hưởng. 

Cách xử lý tại nhà khi trẻ bị phát ban nhưng không sốt

trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt thường chủ yếu đến từ những tác nhân gây kích ứng và những yếu tố từ môi trường. Mẹ khi biết những nguyên nhân này sẽ có cách xử lý tại nhà cho con tốt hơn đồng thời ngăn ngừa được những tình trạng bệnh về da tái phát.

 1. Vệ sinh da bé cẩn thận khi trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Da của bé cần được thường xuyên vệ sinh cẩn thận để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn trên da nhằm tránh gây kích ứng.

 Bạn hãy tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày và lau khô người cho bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm và sạch, đặc biệt là chú ý vùng kín của con luôn thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Hàng ngày, bạn cũng cần lau người cho bé cẩn thận, nhất là sau khi ăn uống hay đi vệ sinh.

Để tránh kích ứng da của con, bạn hãy ưu tiên mua một bộ sản phẩm an toàn cho da nhạy cảm của bé được cơ quan uy tín chứng nhận.

 2. Cho trẻ uống nhiều nước

Bạn cho trẻ uống nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô da, từ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh về da.

3. Dùng kem dưỡng ẩm

Khi trẻ mắc các bệnh về da thông thường, bạn có thể dưỡng ẩm cho da bé bằng thuốc mỡ mỗi 2 lần 1 ngày trước khi ngủ và khi tới trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem chống ngứa cho bé sau khi dưỡng ẩm da để làm giảm ngứa tạm thời nhưng không nên bôi quá 2 lần/ngày.


Kem dưỡng ẩm và chống ngứa dùng để bôi trên cơ thể bé cần được bác sĩ chỉ định. Bạn không nên tự ý dùng bất kỳ loại kem nào trên cơ thể bé.

Bên cạnh kem dưỡng ẩm, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giúp bé tránh khỏi tình trạng khô, ngứa và bong tróc da.

>>> Tìm hiểu: Sốt phát ban ở trẻ, bố mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách

4. Hạn chế để bé gãi ngứa

trẻ bị phát ban nhưng không sốt

Bạn nên cắt ngắn móng tay của bé hoặc băng lại những vùng da bị ảnh hưởng để tránh tình trạng bé gãi ngứa làm trầy xước da và khiến bệnh về da nặng thêm.

5. Chọn sản phẩm gia dụng đúng chuẩn gốc thực vật

Làn da bé rất nhạy cảm và mỏng manh nên dễ bị kích ứng với những hóa chất độc hại trong sản phẩm tẩy rửa. Đây chính là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt.

Vì thế, bạn nên ưu tiên chọn mua những sản phẩm tẩy rửa chuẩn nguồn gốc thực vật để thực hiện lối sống xanh giúp ngôi nhà trở nên an toàn hơn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Sản phẩm chuẩn nguồn gốc thực vật sẽ cần đạt được những tiêu chí dưới đây:

  • Được nhiều người tin dùng
  • Không chứa hóa chất độc hại
  • Không có chứa mùi hương nhân tạo
  • Thương hiệu được biết đến rộng khắp
  • Được cơ quan có thẩm quyền và uy tín chứng nhận về thành phần
  • Ghi rõ tỷ lệ % thành phần nguyên liệu gốc thực vật từ cây, cỏ, hoa, lá

6. Hạn chế các yếu tố kích ứng khiến trẻ bị phát ban, mẩn đỏ

Các yếu tố kích ứng có thể khiến trẻ bị phát ban nhưng không sốt. Vì thế, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây để tránh làm tình trạng da bé trở nặng hơn.

• Quần áo của bé: Bạn nên chọn loại vải cotton thoáng mát, dễ chịu.

• Bôi kem chống nắng cho bé khi ra nắng: Bạn chọn loại kem chống nắng an toàn từ thiên nhiên dành riêng cho da bé.

• Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa: Điều này giúp loại bỏ được bụi bẩn, khói, không khí ô nhiễm, phấn hoa và lông thú cưng gây kích ứng da bé.

• Kiêng những thực phẩm khiến da bé dị ứng: Nếu không chắc chắn về thực phẩm khiến bé dị ứng, bạn có thể hỏi bác sĩ da liễu để kiêng những thực phẩm này cho con đúng cách hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Bị nổi vòng tròn đỏ trên da là bệnh gì?

7. Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ

Nếu sau 2-3 ngày điều trị tại nhà mà tình trạng da bé không thuyên giảm thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám. Bác sĩ có thể cấp cho bé một số loại thuốc đường uống và hướng dẫn bạn cách sử dụng cho con mau lành bệnh.

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh về da do bị kích ứng với những tác động ngoài môi trường. Vì thế, bạn hãy chuyển sang lối sống xanh để chọn những dòng sản phẩm chăm sóc gia đình tốt cho sức khỏe và luôn thật sáng suốt trong mọi quyết định mua sắm để không có chất kích ứng nào làm ảnh hưởng đến làn da của con yêu nhé!

 

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rashes in babies and children
https://www.nhs.uk/conditions/rashes-babies-and-children/
Ngày truy cập: 25.09.2020

Rashes
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Rashes/
Ngày truy cập: 25.09.2020

Cai, K., et al. (2019). Clinical characteristics and managements of severe hand, foot and mouth disease caused by enterovirus A71 and coxsackievirus A16 in Shanghai, China.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6438032/

Ngày truy cập 11/10/2022

Parvovirus B19 and fifth disease. (2019).
https://www.cdc.gov/parvovirusb19/index.html

Ngày truy cập 11/10/2022

Rash or Redness

https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/rash-or-redness-widespread/

Ngày truy cập 11/10/2022

Phiên bản hiện tại

08/06/2023

Tác giả: Hoa Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoa Vũ


Bài viết liên quan

Cách xử lý khi bị ong đốt để tránh bị sưng và hết đau nhức

Da nổi mẩn đỏ ngứa: 15 "thủ phạm" và cách kiểm soát hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 08/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo