backup og meta

Nằm máy lạnh nhiều có tốt không? 9 tác hại tiêu cực cho sức khỏe

Nằm máy lạnh nhiều có tốt không? 9 tác hại tiêu cực cho sức khỏe

Máy điều hòa nhiệt độ (máy lạnh) là vật dụng hữu ích trong việc làm mát không khí. Tuy nhiên, nằm máy lạnh nhiều có tốt không?

Chẳng thể phủ nhận, máy điều hòa không khí là cứu cánh cho hầu hết các gia đình, đặc biệt là vào những ngày nóng bức. Tuy nhiên, việc lạm dụng thiết bị này có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. 9 tác hại được liệt kê sau đây sẽ giúp bạn giải đáp cho thắc mắc nằm máy lạnh nhiều có tốt không.

9 tác hại khi nằm máy lạnh quá nhiều

1. Nằm điều hòa nhiều gây khô mắt

Nằm máy lạnh nhiều có tốt không? Nếu bạn ở trong môi trường có máy lạnh hoạt động quá lâu, mắt của bạn sẽ dễ bị khô. Tình trạng này không những khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn có thể gây mờ mắt, ngứa mắt và cảm giác nóng rát. Do vậy, hãy chú ý điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải cũng như nhỏ mắt thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn và các thành viên trong gia đình, kể cả trẻ nhỏ.

2. Thiếu nước là tác hại thường gặp khi nằm máy lạnh quá nhiều

Trong khi làm mát căn phòng, máy điều hòa nhiệt độ thường lấy đi độ ẩm nhiều hơn mức cần thiết. Nếu bạn điều chỉnh nhiệt ở mức thấp thì nguy cơ cơ thể trẻ nhỏ bị mất nước cũng sẽ theo đó mà tăng lên. Đây là một tác hại thường gặp của máy lạnh và có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng việc khuyến khích bé uống thêm nước ấm, tăng cường dưỡng ẩm cho môi hoặc da.

Ngoài ra, bạn có thể để một thau nước nhỏ trong phòng nhằm giúp cân bằng độ ẩm.

>>>Đọc thêm: 8 cách trị bỏng (trị phỏng) tại nhà an toàn bạn nên áp dụng

3. Nằm điều hòa có tốt không? Ngồi máy lạnh lâu gây đau đầu

Nằm máy lạnh nhiều có tốt không

Một tác hại khác của máy lạnh ít được chú ý đến là người dùng dễ bị đau đầuđau nửa đầu do chất lượng không khí giảm xuống khi thiết bị này không được bảo trì đúng cách. Ngoài ra, nhiệt độ giữa căn phòng đang bật máy lạnh với nhiệt độ bên ngoài sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Nếu cơ thể trẻ nhỏ không kịp thích nghi khi thay đổi môi trường trường đột ngột, bé cũng có thể cảm thấy khó chịu, không thoải mái.

4. Gây vấn đề về đường hô hấp

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên ở mắt, mũi và cổ họng dường như có xu hướng tăng lên nhiều ở những gia đình dành nhiều thời gian trong những môi trường có sử dụng máy lạnh. Bạn hoặc những thành viên khác có thể gặp tình trạng nghẹt mũi, khô họng hoặc thậm chí viêm mũi.

>>> Xem thêm: Bí quyết nâng cao chất lượng không khí trong nhà để phòng bệnh hô hấp

5. Nhiễm trùng là một trong những tác hại của máy lạnh

Đây là một vấn đề sức khỏe mà máy điều hòa nhiệt độ có thể gây ra. Đường mũi và màng nhầy gánh vác nhiệm vụ trở thành lá chắn, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Khi độ ẩm cần thiết trong không khí bị máy lạnh lấy đi, vi khuẩn và virus sẽ dễ dàng tấn công hơn.

6. Mở điều hòa thời gian dài có thể khiến trẻ uể oải

Nằm máy lạnh nhiều có tốt không

Nếu bé yêu bỗng dưng lờ đờ mệt mỏi sau khi bạn mở điều hòa nhiệt độ thì rất có thể máy lạnh là thủ phạm đứng sau tình trạng này đấy! Các chuyên gia đã đưa ra ý kiến rằng môi trường máy lạnh có xu hướng khiến con người trở nên chậm chạp, uể oải. Do vậy, nếu thời tiết không quá nóng, bạn hãy dùng quạt và ưu tiên mở cửa sổ để gió trời lưu thông trong khu vực sinh hoạt của cả gia đình nhé.

7. Nằm điều hòa có tốt không: Máy lạnh gây dị ứng, hen suyễn

Máy điều hòa có thể làm cho bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn. Dẫu cho việc ở trong phòng kín được trang bị máy lạnh sẽ bảo vệ cho bé yêu khỏi tác động của phấn hoa hoặc môi trường không khí ô nhiễm nhưng thực ra vẫn tồn tại một số nguy cơ nhất định.

Nếu máy điều hòa của cả gia đình không được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách, bạn hoặc người thân sẽ có nguy cơ tiếp xúc với một loạt các yếu tố kích thích và vi khuẩn, từ đó bộc phát cơn hen hoặc dị ứng.

>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân ra mồ hôi tay và 12 cách trị mồ hôi tay hiệu quả

8. Tác hại của máy lạnh gây khô, ngứa da

Vào mùa hè, nhiều bố mẹ có xu hướng mở điều hòa trong nhiều giờ liền để bé yêu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nhưng làn da của trẻ sẽ không thích điều này cho lắm bởi đôi lúc không khí lạnh gây ra hiện tượng ngứa và bong tróc da. Tình trạng này thường kéo dài trong vài giờ và sẽ tự khỏi.

9. Máy lạnh là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe khác

Nếu máy điều hòa nhiệt độ bị rò rỉ, các thành viên trong gia đình có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, bạn nên tiến hành kiểm tra máy lạnh định kỳ để loại bỏ nguy cơ này.

Những câu hỏi thường gặp về việc sử dụng thiết bị điều hòa

Nằm máy lạnh nhiều có tốt không, đặc biệt với phụ nữ mang thai và em bé? Một số thắc mắc thường gặp về việc sử dụng máy lạnh khi gia đình đang có em bé sơ sinh hoặc phụ nữ mang thai:

1. Bà bầu có thể ngủ trong môi trường máy lạnh không?

Phụ nữ mang thai cần một không gian thoáng đãng để hít thở cũng như làm dịu những cảm giác khó chịu do thai kỳ gây ra. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng máy lạnh. Tuy nhiên, nên cài đặt chế độ hẹn giờ và bật quạt máy sau đó để luồng không khí được lưu thông.

Nằm máy lạnh nhiều có tốt không

2. Trẻ sơ sinh ngủ máy lạnh có an toàn không?

Câu trả lời là có. Tuy nhiên, nhiệt độ trong và ngoài phòng không nên khác biệt với nhau quá nhiều. Trẻ sơ sinh vẫn chưa có khả năng điều chỉnh nhiệt độ và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến bé dễ mắc bệnh. Do vậy, hãy tìm hiểu cách sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh cũng như điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp nhé.

Tìm hiểu: Cách trị bỏng bô xe máy nhanh lành, không để lại sẹo

Cách sử dụng điều hòa đúng cách

Bạn có thể áp dụng một số mẹo sử dụng điều hoà đúng cách để đảm bảo sức khỏe:

  • Không nên cho nhiệt độ điều hòa quá thấp: Nên duy trì nhiệt độ phòng điều hòa 25-26 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bên ngoài trời và phòng có thể khiến cơ thể chưa phản ứng kịp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột cho cơ thể: Nếu vừa đi ngoài trời nắng về, bạn nên bật quạt cho cơ thể thích nghi sau đó bật điều hòa sau.
  • Nên mở cửa phòng cho thoáng trước khi bật và sau khi tắt điều hòa cho thông thoáng và không khí trong phòng được lưu thông
  • Nhớ vệ sinh máy lạnh
  • Không nên sử dụng máy lạnh cả ngày.

Hy vọng bạn đọc được giải đáp nằm máy lạnh nhiều có tốt không và có những thông tin hữu ích về tác hại của máy lạnh. Từ đó biết cách sử dụng điều hoà đúng cách đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người thương yêu trong gia đình!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The effect of air conditioners on occupants’ thermal adaptive behaviours and wellbeing: advances and challenges 

https://www.e3s-conferences.org/articles/e3sconf/pdf/2019/06/e3sconf_reee2018_03003.pdf

Ngày truy cập: 21/9/2023

Poor Indoor Air Quality Leads to Migraine and Headache

https://headaches.org/poor-indoor-air-quality-leads-to-migraine-and-headache/#:~:text=Office%20workers%20in%20buildings%20with,a%20new%20study%20has%20found.

Ngày truy cập: 21/9/2023

The Dry Eye Disease Activity Log Study

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3488393/

Ngày truy cập: 21/9/2023

Do air conditioning and ventilation systems increase the risk of virus transmission? If so, how can this be managed?

https://ghhin.org/faq/do-air-conditioning-and-ventilation-systems-increase-the-risk-of-virus-transmission-if-so-how-can-this-be-managed/

Ngày truy cập: 21/9/2023

What’s the Best Temperature for Sleep?

https://health.clevelandclinic.org/what-is-the-ideal-sleeping-temperature-for-my-bedroom/#:~:text=%E2%80%9CTypically%20it%20is%20suggested%20that,the%20stability%20of%20REM%20sleep.

Ngày truy cập: 21/9/2023

Heat exhaustion.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heat-exhaustion/symptoms-causes/syc-20373250

Ngày truy cập: 21/9/2023

Phiên bản hiện tại

21/09/2023

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

Hen suyễn ở trẻ em: Các bậc phụ huynh cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 21/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo