Tiêu chảy - Nổi các cục u ngứa trên da (phát ban hoặc mề đay)
- Khó thở hay thở khò khè, tương tự như bệnh hen suyễn
- Tinh thần lú lẫn, chóng mặt hoặc ngất xỉu
>>> Đọc thêm: 7 cách cầm máu nhanh tại nhà khi bị thương
Một số cách xác định nhóm rắn độc cắn sau:
Nếu bị nhóm rắn hổ cắn
Các loại rắn như hổ mang, rắn ráo… (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.
Nếu bị nhóm rắn lục cắn
Rắn lục có độc không? Rắn lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30 phút tới 1 giờ có hiện tượng nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất xỉu.
Mức độ nghiêm trọng của nọc độc
Nhiều yếu tố quyết định mức độ nghiêm trọng của nọc độc rắn như:
- Nhóm/loài rắn nào, kích thước của con rắn
- Chiều sâu, kích thước của vết cắn: Như vết cắn đầu hay cổ, thân thường nguy hiểm hơn phần tay và chân
- Số lượng nọc độc, số lượng vết cắn
- Tuổi tác, thể trạng sức khoẻ của người bệnh
- Độ nhạy của người bệnh
- Thời gian từ khi bị cắn tới khi được sơ cứu và điều trị tại cơ sở y tế
Cách sơ cứu sau khi bị rắn cắn

Tham khảo một số bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn:
- Giữ cho nạn nhân bình tĩnh, hoảng loạn có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, khiến nọc độc lan nhanh. Bạn có thể trấn an rằng, vết cắn có thể được điều trị dễ dàng tại bệnh viện.
- Hạn chế di chuyển nạn nhân và để nơi bị rắn cắn thấp hơn vị trí tim nhằm giảm tốc độ lan về tim của nọc độc. Bạn có thể nẹp đơn giản để cố định vùng bị cắn.
- Cởi bỏ các trang sức như nhẫn hoặc vòng đeo nếu chỗ bị rắn cắn là tay hoặc chân, vì nơi bị cắn có thể bị sưng.
- Vết cắn bắt đầu sưng và đổi màu tái là dấu hiệu nạn nhân bị rắn độc cắn.
- Nếu có thể, hãy kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân như thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp. Nếu nạn nhân có dấu hiệu bị sốc (như tím tái), hãy đặt nạn nhân nằm xuống, nâng chân lên cao quá đầu và giữ ấm nạn nhân bằng chăn.
- Mang theo con rắn đến nơi cấp cứu nếu bạn đã bắt được nó. Nếu không, bạn cũng không cần phí thời gian đi tìm vì rất nguy hiểm. Khi mang theo rắn, hãy lưu ý cẩn thận vùng đầu vì rắn vẫn có thể cắn sau khi chết nhiều giờ (do phản xạ).
- Nếu không xác định được loài rắn đã cắn nạn nhân, bạn không nên cắt rạch trên vết rắn cắn và hút nọc độc vì rất nguy hiểm cho bạn và nạn nhân.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!