Đừng cố làm sạch vết thương lớn. Đừng cố gắng loại bỏ những dị vật đã dính vào cơ thể. Để gắp dị vật ra khỏi cơ thể an toàn, bạn cần sự trợ giúp từ y-bác sĩ. Đừng tháo băng cầm máu để xem vết thương sau vài giờ băng vết thương. Việc này có thể khiến vết cắt đứt tay chảy máu nhiều trở lại. 3 cách cầm máu hiệu quả
1. Tạo áp lực lên vết thương
Dùng băng che vết thương và áp một lực vừa phải lên đó là một trong những cách kiểm soát vết đứt tay chảy máu nhiều hiệu quả nhất. Cách làm như hình minh họa.

2. Nâng vết thương cao hơn tim

Nếu bạn muốn cầm máu khi bị đứt tay chảy máu nhiều, hãy nâng cánh tay cao lên. Cách kiểm soát chảy máu theo nguyên tắc này gồm có:
- Nâng vết thương cao hơn tim để làm chậm dòng chảy của máu.
- Khi máu chảy chậm lại, hãy cầm máu bằng phương pháp tạo áp lực bên trên.
- Hãy nhớ rằng, vết thương cần được nâng lên cao hơn trái tim của bạn.
3. Phương pháp Ga-rô

Ga-rô là phương pháp làm tắc lưu lượng máu đến cánh tay, từ đó giúp cầm máu khi bạn bị đứt tay chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng phương pháp này cho những trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng.
Nhiều trường hợp cầm máu bằng phương pháp Ga-rô gây tổn thương toàn bộ cánh tay, thậm chí làm mất chức năng của cánh tay.
Có nên cầm máu bằng phương pháp Ga-rô không?
Khi nào bạn nên sử dụng ga-rô để cầm máu khi đứt tay chảy máu nhiều? Câu trả lời là: hầu như không bao giờ. Nếu bạn không được áp dụng đúng cách, ga-rô có thể gây mất chức năng ở chi. Vậy nên, bạn chỉ nên dùng phương pháp này khi phải lựa chọn giữa mạng sống và tứ chi.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Ngay cả khi vết thương chảy máu không ngừng đã được cầm máu, bạn vẫn nên đến bệnh viện để được kiểm tra nếu:
- Vị trí vết cắt dễ bị nhiễm trùng, hoặc vết cắt ở trên khớp ngón tay
- Bạn có bệnh nền, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, thiếu máu,…
- Vết thương của bạn có tiếp xúc với: sắt bị gỉ, máu, động vật…
Những cách sơ cứu cấp cứu bạn nên biết
Vết thương chảy máu không ngừng có thể gây mất máu và nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, bạn hãy ghi nhớ cách cầm máu khi bị đứt đầu ngón tay để có thể xử lý kịp thời khi đứt tay chảy máu nhiều.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!