backup og meta

Tại sao không nên ngồi bắt chéo chân?

Tại sao không nên ngồi bắt chéo chân?

Có thể bạn từng được khuyên không nên ngồi bắt chéo chân. Bởi trong cuộc sống hiện đại, con người dành trung bình 7.7 tiếng một ngày để làm việc theo khảo sát của National Health and Nutrition Examination. Việc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài với lối sống ít vận động có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ về lâu dài. Vậy tại sao không nên ngồi bắt chéo chân?

Cùng tìm hiểu những tác hại của thói quen bắt chéo chân qua bài viết dưới đây!

Tại sao một số người có thói quen ngồi bắt chéo chân?

Những người có thói quen ngồi vắt chéo chân đều xuất phát do tâm lý và sinh lý. Mặc dù một số người cho rằng tư thế ngồi bắt chéo chân thể hiện quyền lực trong giao tiếp, kinh doanh và chính trị, từ hành vi biến thành thói quen. Tùy vào tình huống, tư thế ngồi bắt chéo chân có thể có nghĩa người đó đang cảm thấy thoải mái hoặc phòng thủ. 

Ngoài ra, theo ngôn ngữ cơ thể, nếu ai đó ngồi bắt chéo chân trong cuộc họp, người đó có thể đang trong tâm lý phòng thủ, soi xét kỹ lưỡng hơn. Lúc này đối tác sẽ gặp khó khăn hơn để thuyết phục họ trong đàm phán đó.

ngồi bắt chéo chân

Nhiều người ngồi bắt chéo chân để giảm căng thẳng ở bộ phận lưng dưới. Tuy nhiên, việc này có thể làm lưng vùng dưới thoải mái nhưng lại làm các bộ phận khác bị căng.

>>> Xem thêm: Tập tư thế ngồi đúng để tránh bị gù lưng

Tại sao không nên ngồi bắt chéo chân?

Để có động lực sửa thói quen ngồi bắt véo chân, bạn cần biết rằng thói quen này ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ nếu tiếp tục trong thời gian dài như:

Đau cổ và lưng

Lý do là khi chúng ta ngồi bắt chéo chân , tư thế này vô tình tạo áp lực và nén lên đầu gối, khớp chân và dây thần kinh của cơ thể.  Thói quen ngồi bắt chéo chân trong một thời gian dài có nghĩa là hông của bạn không đều khi xương chậu xoay gây mất cân bằng ở xương chậu. Từ đó, tạo áp lực lên cột sống, phần giữa lưng và cổ.

Nếu ngồi bắt chéo chân là thói quen và tư thế tự nhiên khiến bạn thoải mái với nó, bạn cần một thời gian để thay đổi thói quen này.

Đau mỏi đầu gối (thoái hoá khớp)

Việc ngồi với tư thế không đúng khác nhau (vắt chéo chân) sẽ làm căng các dây chằng và cơ xung quanh đầu gối, các xương bánh chè phải ma sát với nhau. Điều này nếu kéo lâu sẽ tăng áp lực lên khớp gối và gây sưng đau, thoái hoá khớp.

Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, nếu bạn phải ngồi làm việc với máy tính nhiều hãy duỗi chân chân, cho đầu gối của bạn được nghỉ ngơi.

>>> Tham khảo thêm: Phụ nữ nên tập tư thế ngồi như đàn ông để tránh đau đầu gối

Đau hông

Ngồi bắt chéo chân tức là hông của bạn nghiêng qua một bên, điều này có thể gây áp lực vào khớp hông còn lại.

Thêm nữa khi bạn ngồi không đúng cách trong 40-50 giờ hàng tuần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, bạn cũng có thể giảm sức mạnh ở phần hông, dẫn đến khó chịu, căng cơ hông và đau đớn.

Kéo giãn cơ hông hoặc tập thói quen ngồi với hai chân thăng bằng là những bước đầu tiên giúp bạn ngăn chặn tình trạng đau hông sau này.

ngồi bắt chéo chân

Gây giãn tĩnh mạch ở chân

Tư thế ngồi bắt chéo chân có thể là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch ở chân. Bởi ngồi ở tư thế chéo chân ảnh hưởng lớn tới lưu thông máu, áp lực lên tĩnh mạch tăng lên và tác động đến lưu lượng máu. Từ đó mà các mạch máu li ti nhi mạng nhện chất hiện rõ ở chân gây mất thẩm mỹ.

>>> Tìm hiểu thêm: Tại sao nên hạn chế cho trẻ ngồi tư thế W?

Ảnh hưởng tới tư thế dáng đi

Khi ngồi bắt chéo chân, bạn đang đặt áp lực lên đầu gối, khớp chân, bắt xương chậu phải xoay trong thời gian dài khiến cơ hông không thăng bằng. Tất cả những điều này sẽ dần dần thay đổi tư thế dáng đi chung của cơ thể. 

Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới bộ phận như thu nhỏ đùi và cơ hông, xương chậu bị siết chặt, rút ngắn lại,… Từ từ khi di chuyển, xương chậu nghiêng sang một bên, mất thăng bằng khiến cơ thể bị cong vẹo.

Tăng huyết áp

Theo the Journal of Clinical Nursing chỉ ra rằng những người ngồi bắt chéo chân thường dễ tăng huyết áp tạm thời. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người được chẩn đoán bị tăng huyết áp trước đó. Ngoài ra, tình trạng tê chân thường xuyên xuất hiện khi bạn bắt chéo chân.

>>> Xem thêm: Tác hại của ngồi nhiều: Nguyên nhân gián tiếp gây tử vong!

Hướng dẫn cách thay đổi cách ngồi để cải thiện sức khỏe

Việc thay đổi một thói quen không hề dễ, thay đổi thói quen ngồi véo chân cũng vậy. Bạn có thể thực hành mindfulness (chánh niệm) khi bạn ngồi. Tức là bạn chú ý hơn tư thế ngồi của mình để điều chỉnh lại cho đúng:

  • Đặt hai chân song song với bề mặt đất để không gây áp lực lên xương chậu hay cột sống
  • Đối với phụ nữ, bạn có thể chụm hai đầu gối với nhau hoặc vắt chéo hai mắt cá chân thay vì ngồi bắt chéo chân. Như vậy không những không ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn tạo vẻ lịch thiệp và thoải mái cho phái nữ.

ngồi bắt chéo chân

Ngồi bắt chéo chân có nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ và tư thế cơ thể. Hãy tập thay đổi thói quen này cho mình để hạn chế mức tối thiểu hậu quả của việc ngồi làm việc trong thời gian dài với tư thế sai cách!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Effects of Prolonged Sitting in a Cross-legged Posture on Pulmonary Function in Young Adults

http://www.kptjournal.org/journal/view.html?doi=10.18857/jkpt.2022.34.1.1

Ngày truy cập 30/06/2022

The effects of sitting with the right leg crossed on the trunk length and pelvic torsion of healthy individuals

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5140821/

Ngày truy cập 30/06/2022

Tip 23: Sitting Habits

https://posturemonth.org/sitting-habits/

Ngày truy cập 30/06/2022

Association between the sitting posture and back pain in college students

http://www.scielo.org.co/scielo.php?script=sci_arttext&pid=S0121-08072016000400004

Ngày truy cập 30/06/2022

Back Health and Posture

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/4485-back-health-and-posture

Ngày truy cập 30/06/2022

Phiên bản hiện tại

31/05/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành và đi lại được?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 31/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo