backup og meta

5 lý do tại sao bạn không nên dùng điện thoại khi đang sạc pin

5 lý do tại sao bạn không nên dùng điện thoại khi đang sạc pin

Bạn yêu thích đồ công nghệ. Bạn đam mê những trò chơi đầy phiêu lưu trên điện thoại. Bạn muốn kết nối với bạn bè thông qua mạng xã hội bất kỳ lúc nào… Và thế là, bạn hình thành thói quen dùng điện thoại khi đang sạc pin từ lúc nào không hay!

Thói quen dùng điện thoại khi đang sạc pin không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe do tia sáng ở điện thoại ảnh hưởng đến mắt mà còn gây ra nhiều tác hại đến thiết bị di động và nhiều hiểm họa khôn lường khác. Nếu bạn vẫn thấy không cần thiết phải từ bỏ thói quen tranh thủ sử dụng điện thoại khi đang sạc pin thì hãy lướt qua danh sách các tác hại sau đây nhé.

1. Điện thoại nóng lên

sử dụng điện thoại khi đang sạc pin

Nguồn: gadgetstouse.com

Những dòng điện thoại hiện đại ngày nay thường phát ra hơi nóng khi người dùng sử dụng liên tục khoảng một tiếng trở lên, đặc biệt với những dòng điện thoại có vỏ kim loại nguyên khối. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra và thậm chí hơi nóng xuất hiện nhiều hơn khi bạn dùng điện thoại khi đang sạc pin.

Tuy nhiên, bạn thường bỏ qua vấn đề này và cho rằng điện thoại nóng lên là điều bình thường. Thực tế, việc duy trì điện thoại trong trạng thái nóng kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại không tưởng. Tương tự như cách hoạt động của các loại thiết bị hiện nay. Khi sức nóng đạt đến mức tối đa có thể gây cháy nổ hay rò rỉ bo mạch bên trong. Sau đây là những tình huống có thể xảy ra nếu bạn dùng điện thoại khi sạc pin:

  • Hơi nóng dẫn đến việc rò rỉ các chất hóa học có hại trong quả pin
  • Hơi nóng khiến pin phát nổ gây hại trực tiếp cho người sử dụng
  • Hơi nóng gây chạm mạch nguồn và khiến điện thoại không thể khởi động.

2. Gây phồng pin điện thoại

sử dụng điện thoại khi đang sạc pin

Nguồn: gadgetstouse.com

Pin điện thoại bị phồng rộp là một trong những “bệnh” hay gặp nhất và sử dụng điện thoại khi sạc là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này. Những cục pin đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị di động, thời lượng sử dụng pin mà còn gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng nếu không kịp thời phát hiện. Những vấn đề sau có thể xảy ra khi cục  pin của bạn có dấu hiệu phồng rộp:

  • Pin đột ngột phát nổ hay cháy và ảnh hưởng đến người đang sử dụng
  • Pin bị chai và không thể sạc đầy như trước
  • Nếu sử dụng điện thoại thường xuyên khi đang sạc thì điện thoại có thể bị sập nguồn.

Cách giải quyết hiệu quả nhất khi pin phồng rộp đó là mang đến trung tâm bảo hành để tiêu hủy và mua pin mới cho điện thoại để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

3. Chai pin

sử dụng điện thoại khi đang sạc pin

Sử dụng điện thoại trong lúc sạc khiến pin chai dần và điều hiển nhiên, thời lượng sử dụng pin của điện thoại cũng sẽ giảm. Chẳng hạn, khi mới mua điện thoại, bạn có thể sử dụng trung bình từ 15 đến 18 giờ đồng hồ, tuy nhiên, con số đó sẽ giảm nếu bạn liên tục sử dụng điện thoại khi đang sạc: trung bình khoảng 7 đến 8 giờ sử dụng hoặc thấp hơn.

Tình trạng giảm thời lượng pin sẽ tiếp tục xảy ra, có thể rơi vào khoảng 3 đến 4 giờ sử dụng nếu bạn tiếp tục duy trì thói quen dùng điện thoại khi đang sạc pin.

Để đảm bảo tuổi thọ cho pin và duy trì thời lượng sử dụng ở mức cao nhất, bạn nên hạn chế dùng điện thoại khi đang sạc nhé!

4. Xuất hiện nhiều vấn đề với cục sạc pin

sử dụng điện thoại khi đang sạc pin

Sử dụng điện thoại khi đang sạc không chỉ gây ra những tác hại cho pin và điện thoại mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của cục sạc pin. Tương tự như cục pin, khi bạn sử dụng điện thoại đang sạc, cục sạc sẽ phát ra hơi nóng nguy hiểm hay mất toàn bộ khả năng hoạt động.

Bạn có thể cho rằng điều này không quan trọng, vì bạn dễ dàng thay cục sạc mới cho điện thoại của mình, tuy nhiên, ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến cục sạc, điện thoại của bạn có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp như:

• Cục sạc bị chai hay hư làm chậm thời gian sạc pin. Chẳng hạn, một chiếc điện thoại trung bình mất khoảng 4 tiếng sạc đầy, đối với cục sạc bị chai, bạn phải mất 6 đến 8 tiếng hay hơn cho một lần sạc đầy pin.

• Mua cục sạc cùng hãng với điện thoại tốn một khoản chi phí lớn do nhà sản xuất thường nâng giá hay không sản xuất sạc cùng hãng.

• Mua sạc không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm không lường trước như phát nổ bất ngờ.

5. Đe dọa đến tính mạng

sử dụng điện thoại khi đang sạc pin

Nguồn: gadgetstouse.com

Tác hại quan trọng nhất khi sử dụng điện thoại khi đang sạc là đe dọa đến tính mạng người sử dụng. Bạn đinh ninh rằng có thể thay đổi điện thoại bất kỳ lúc nào nếu điện thoại hư, tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu điện thoại đột ngột phát nổ khi bạn đang sử dụng?

Nguy cơ tử vong do sử dụng thiết bị công nghệ đang dần trở nên báo động trong những ngày gần đây. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do những thói quen sử dụng bất cẩn và dùng điện thoại khi đang sạc pin là một trong những nguyên nhân phổ biến.

      Những con số báo động về tình trạng sử dụng điện thoại khi đang sạc pin

• Tháng 1 năm 2014: một đứa trẻ 10 tuổi người Ấn Độ đã bị thương khi sử dụng điện thoại lúc sạc.

• Tháng 11 năm 2013: Một người đàn ông người Thái tử vong do điện giật khi dùng iPhone trong lúc sạc.

• Tháng 7 năm 2013: Một phụ nữ người Trung Quốc tử vong khi dùng iPhone 5.

Nếu bạn đang gặp tình trạng nghiện mạng xã hội hay nghiện đồ công nghệ số khiến bản thân không thể rời mắt khỏi điện thoại thì hãy thay đổi thói quen này và cho phép “dế yêu” của bạn nghỉ ngơi. Bạn hãy hạn chế tối đa việc dùng điện thoại khi đang sạc pin để tránh những tác hại khôn lường có thể đe dọa đến tính mạng của bạn mỗi ngày nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Addicted to Your Smartphone? Here’s What to Do

https://www.webmd.com/balance/guide/addicted-your-smartphone-what-to-do#1

Ngày truy cập 06.07.2018

 

5 Reasons Why Not To Use Smartphone While Charging

https://gadgetstouse.com/featured/drawback-simultaneous-use-charge/33587

Ngày truy cập 06.07.2018

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Huệ Trang

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

7 lợi ích khi không sử dụng điện thoại trước khi ngủ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo