backup og meta

Thuốc theo toa để bỏ thuốc lá: bupropion

Thuốc theo toa để bỏ thuốc lá: bupropion

Bên cạnh các biện pháp dựa vào sức mạnh tinh thần như sử dụng liệu pháp thay thế nicotine, thuốc bupropion cũng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình bỏ thuốc lá.

Bupropion là gì?

Bupropion là một loại thuốc kê đơn chống trầm cảm theo công thức phóng thích kéo dài, có công dụng làm giảm các triệu chứng trong quá trình cai nghiện nicotin. Bupropion không chứa thành phần nicotine. Loại thuốc này hoạt động dựa trên các hóa chất bên trong não có liên quan đến cơn nghiện nicotine. Bupropion hoạt động hiệu quả nhất nếu bạn bắt đầu dùng 1 – 2 tuần trước khi từ bỏ hút thuốc. Liều dùng khoảng 1 – 2 viên nén 150 mg mỗi ngày.

Bupropion có công dụng ra sao?

Bupropion là loại thuốc giúp giảm mạnh những ham muốn liên quan đến chứng nghiện nicotine. Bupropion không chứa nicotine bên trong và không có tác dụng tương đương như các liệu pháp thay thế nicotine. Tuy nhiên, giống như các loại thuốc khác, bupropion làm thuyên giảm cơn nghiện và các triệu chứng thèm thuốc.

Bupropion (với tên thương hiệu Wellbutrin) còn được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm. Nhưng bupropion vẫn có thể giúp bạn từ bỏ hút thuốc ngay cả khi bạn không bị trầm cảm.

Bạn hãy bắt đầu dùng bupropion hàng ngày, từ 1 – 2 tuần trước khi từ bỏ hút thuốc. Việc này sẽ điều chỉnh lượng thuốc trong cơ thể bạn. Nên uống trong 7 – 12 tuần sau khi ngừng hút thuốc hẳn. Bạn cũng có thể tiếp tục sử dụng trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.

Tại sao bạn nên sử dụng bupropion?

Bupropion được cho phép sử dụng với những đối tượng hút hơn 10 điếu thuốc mỗi ngày và cả khi đối tượng hút thuốc là trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi.

Không được dùng bupropion trong các trường hợp sau:

  • Đã sử dụng các loại thuốc khác có chứa Bupropion (chẳng hạn như Wellbutrin);
  • Bị co giật;
  • Đang sử dụng chất ức chế monoamine oxidase (MAOI);
  • Bị rối loạn ăn uống;
  • Có vấn đề khi sử dụng chất có cồn

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi cai thuốc với bupropion?

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc bao gồm:

  • Khô miệng: ảnh hưởng 10% người sử dụng thuốc bupropion;
  • Mất ngủ: nếu bạn dùng thuốc vào buổi sáng và buổi chiều, nên đổi liều buổi chiều sang buổi trưa sẽ giúp giải quyết vấn đề mất ngủ. 8 tiếng là khoảng thời gian an toàn cho mỗi liều thuốc.

Hơn 70/100 người sử dụng bupropion cho rằng các tác dụng phụ nêu trên sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần sau khi họ ngưng dùng thuốc. Chỉ có khoảng 10/100 người phải ngừng dùng thuốc bởi các tác dụng phụ.

Nguy cơ bị co giật khi dùng thuốc bupropion là không đáng kể. Rủi ro chỉ gia tăng khi bạn có tiền sử mắc bệnh co giật.

Có nên kết hợp bupropion và liệu pháp thay thế nicotine (NRT)?

Một số bác sĩ có thể sẽ đề nghị những người nghiện hút thuốc nặng điều trị bằng liệu pháp kết hợp, chẳng hạn như sử dụng bupropion đi kèm với miếng dán nicotine và/hoặc một liệu pháp thay thế nicotine khác (chẳng hạn như kẹo cao su hoặc thuốc hình thoi). Việc điều trị kết hợp đã được chứng minh là có công dụng hiệu quả hơn  so với việc chỉ sử dụng một hình thức. Và lưu ý bạn chỉ được áp dụng phương pháp điều trị nước đôi này dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Tại sao bạn vẫn cảm thấy thèm khói thuốc khi đang điều trị bằng bupropion?

Cơn thèm khói thuốc (khao khát và mong muốn hút thuốc) xảy ra do quá trình cai thuốc lá. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị thôi thúc hoặc có mong muốn hút thuốc một khi việc hút thuốc đã trở nên quá quen thuộc.

Sau đây là một số trường hợp có khả năng kích hoạt cơn thèm nicotine ở bạn:

  • Những nơi hút thuốc quen thuộc của bạn, chẳng hạn như nhà ở, nơi làm việc hoặc quán rượu;
  • Nhìn thấy người xung quanh đang vui vẻ bên điếu thuốc;
  • Thói quen hằng ngày, ví dụ như bạn thường vừa hút uống vừa uống cà phê hoặc rượu thì khi uống cà phê, bạn sẽ có xu hướng “nhớ” mùi khói thuốc;
  • Các cung bậc cảm xúc như tức giận, chán nản, căng thẳng hoặc khó chịu; và ngay cả khi cảm thấy vui vẻ đối với một số người.

Các loại thuốc giúp từ bỏ thuốc lá chỉ làm việc hiệu quả nhất khi bạn giảm các tác nhân kích hoạt cơn thèm thuốc lá. Bạn cần phải hiểu nguyên nhân khiến bạn hút thuốc là gì nhằm lên kế hoạch làm thế nào để đối phó với các tình huống nêu trên. Hầu hết những người từ bỏ hút thuốc thành công trong việc cưỡng lại những ham muốn từ khói thuốc đều thực hiện một loạt các chiến lược đối phó như: tránh hút thuốc ở nhà cũng như tiếp xúc bất kì điếu thuốc nào, từ trong phòng đến bên trong xe, có như vậy chiến lược này mới trở nên hữu ích.

Những điều bạn cần lưu ý khi điều trị với bupropion

Tương tự như các hình thức điều trị khác, bupropion mang lại hiệu quả tốt nhất khi nó là một phần của kế hoạch bỏ thuốc bao gồm việc định ngày từ bỏ khói thuốc; có kế hoạch đối đầu với những thứ khiến bạn phải với lấy điếu thuốc (động cơ hút thuốc); nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ, nhà tư vấn hoặc nhóm hỗ trợ.

Việc sử dụng bupropion đi kèm với liệu pháp thay thế nicotin (chẳng hạn miếng dán, kẹo cao su, bình dưỡng khí nicotine) sẽ hiệu quả hơn so với viêc thực hiện liệu pháp riêng lẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn kết hợp bupropion với liệu pháp thay thế nicotin.

Nếu đang mang thai, cho con bú hoặc có dự định mang thai, đừng sử dụng bất kì loại thuốc nào trừ phi bác sĩ cho phép. Một số loại thuốc có thể gây hại cho trẻ. Việc này bao gồm cả các loại thuốc kê toa, không cần kê toa, vitamin, thảo mộc và thuốc bổ trợ. Hơn nữa, hãy đảm bảo rằng các bác sĩ biết bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có dự định mang thai.

Quá trình từ bỏ thuốc sẽ chẳng hề dễ dàng gì. Nhưng nếu bạn kiên quyết thực hiện và có niềm tin vào bản thân, chắc chắn bạn sẽ là người chiến thắng trong cuộc chiến cam go này. Hello Bacsi sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục mục tiêu.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm: Thuốc theo toa giúp bạn từ bỏ thuốc lá: varenicline (Chantix)

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bupropion hydrochloride zyban for quitting smoking. http://webmd.com/smoking-cessation/bupropion-hydrochloride-zyban-for-quitting-smoking?print=true. Ngày truy cập 04/07/2015

Phiên bản hiện tại

19/11/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

“Giải mã” 5 hiểu lầm thường gặp khi chăm sóc vết thương

Nứt gót chân phải làm sao?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 19/11/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo