backup og meta

Tìm hiểu về chấn thương đầu gối khi đá bóng

Tìm hiểu về chấn thương đầu gối khi đá bóng

Có hai nguyên nhân chính gây chấn thương đầu gối khi đá bóng là nhuyễn sụn xương bánh chè và rách dây chằng trước. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị tình trạng này.

Chấn thương đầu gối khi đá bóng là một tình trạng rất phổ biến vì bóng đá đòi hỏi rất nhiều chuyển động chân, khớp gối phải chịu áp lực rất lớn và chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Bài viết này sẽ cho bạn biết nguyên nhân gây đau đầu gối, triệu chứng, lựa chọn điều trị và cách phòng ngừa chấn thương.

Nguyên nhân gây chấn thương đầu gối khi đá bóng

Có hai chấn thương chính có thể làm cho đầu gối bị đau khi bạn chơi bóng đá bao gồm:

  • Nhuyễn sụn xương bánh chè – tình trạng sụn trên xương bánh chè bị suy giảm và mềm đi do lạm dụng đầu gối. Tình trạng này gây đau, đau nhức dưới đầu gối. Nhuyễn sụn xương bánh chè thường xảy ra với những người chạy bộ, đạp xe và chơi bóng đá.
  • Rách dây chằng trước (ACL) hoặc sụn chêm do sự thay đổi hướng đột ngột trong các trận đấu bóng đá.

Triệu chứng chấn thương đầu gối khi đá bóng

Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi bạn bị đau đầu gối, bao gồm:

  • Đau dữ dội
  • Sưng
  • Khó duỗi thẳng đầu gối
  • Khớp không ổn định

Điều trị

Thông thường nguyên nhân gây chấn thương sẽ liên quan đến phương pháp điều trị phù hợp. Chấn thương do nhuyễn sụn xương bánh chè khá phổ biến ở các cầu thủ bóng đá và có thể được điều trị bằng các phương pháp thông thường như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau. Bạn có thể uống một số thuốc giảm đau thông thường mua tại nhà thuốc để giảm đau đầu gối. Các thuốc giảm đau này bao gồm: acetaminophen (Tylenol và các nhãn hiệu khác), aspirin (như Bayer), ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve).
  • Đặt túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng trong một thời gian để giảm sưng và đau ở đầu gối.
  • Hỗ trợ đầu gối bị thương bằng dây đeo hoặc các dụng cụ hỗ trợ đầu gối.
  • Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng hơn, không gây ra thay đổi hướng đột ngột.

Đối với chấn thương do rách dây chằng trước, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật nội soi. Nếu cơn đau kéo dài hoặc xảy ra đột ngột và mạnh trong khi chơi, bạn cần được cấp cứu ngay.

Phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, bạn hãy ghi nhớ những lời khuyên sau đây để giảm nguy cơ bị chấn thương đầu gối khi đá bóng:

  • Tập luyện cơ bắp chân thường xuyên để chúng có thể hỗ trợ tốt cho đầu gối.
  • Chọn giày chất lượng và có khả năng hỗ trợ.
  • Kiểm tra đế giày để xem các dấu hiệu hao mòn hoặc rách.
  • Tập vật lý trị liệu để tăng cường sự liên kết của đầu gối nếu bạn bị nhuyễn sụn xương bánh chè.
  • Tập thể dục tăng cường đầu gối, như: ép chân, đá, ngồi xổm, xoạc chân và gập chân ra sau.
  • Đeo gối đỡ khi bạn chơi bóng đá để hỗ trợ và bảo vệ đầu gối, đặc biệt là khi bạn đang bị chấn thương khớp đầu gối vừa phải. Gối đỡ không chỉ hỗ trợ cho các khớp không ổn định và ngăn ngừa chấn thương mà còn cho phép chấn thương phục hồi nhanh hơn bằng cách giữ nhiệt ở vùng đầu gối. Nhiệt làm cho các mạch máu ở đầu gối nở rộng, do đó thuận lợi cho việc cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Your Knee Hurts After Playing Soccer. https://www.livestrong.com/article/418473-your-knee-hurts-after-playing-soccer/. Ngày truy cập 01/08/2018

How to Put on a Knee Support. https://www.livestrong.com/article/27734-put-knee-support/.Ngày truy cập 01/08/2018

Medication That Knocks Out Knee Pain. https://www.everydayhealth.com/pain-management/knee-pain/medications-for-joint-pain.aspx. Ngày truy cập 01/08/2018

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Pace là gì? Cách tính pace (nhịp độ) trong chạy bộ

Bulgarian split squat là gì? Cách tập bulgarian split squat hiệu quả


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo