backup og meta

Những dấu hiệu rách cơ khi tập luyện không nên xem nhẹ

Những dấu hiệu rách cơ khi tập luyện không nên xem nhẹ

Rách cơ là một chấn thương thể thao khá phổ biến với 3 mức độ nguy hiểm khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Vậy dấu hiệu rách cơ là gì để dễ dàng nhận biết?

Rách cơ là tình trạng cơ hoặc gân (gắn vào cơ) bị rách hoặc căng ra do chấn thương hoặc cơ bắp mệt mỏi. Cơ bắp bị rách là một dạng chấn thương thể thao vì nó thường xảy ra ở những người thường xuyên vận động và chơi thể thao. Bạn có thể bị rách cơ bắp chân, rách cơ đùi hoặc rách cơ bắp tay.

Phân loại rách cơ

Rách cơ được chia thành ba loại chính, dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng:
  • Rách cơ độ 1. Khi cơ chỉ kéo căng quá mức và không tách khỏi gân. Các triệu chứng bao gồm: đau và sưng nhẹ ở vùng bị ảnh hưởng.
  • Rách cơ độ 2. Khi một phần cơ bị rách và một phần cơ nào đó tách khỏi gân của nó. Các triệu chứng bao gồm: đau, sưng và khó chuyển động một số phần cụ thể.
  • Rách cơ độ 3. Đây là chấn thương nghiêm trọng nhất. Cơ rách và tách rời hoàn toàn khỏi gân của nó. Các triệu chứng bao gồm: đau dữ dội, sưng, bầm tím và mất khả năng sử dụng vùng bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu rách cơ dễ nhận biết

dấu hiệu rách cơ
Nếu bị đau khi sử dụng cơ bắp, có thể bạn đang có dấu hiệu rách cơ

Các dấu hiệu rách cơ là:

  • Đau khi sử dụng cơ bắp (thường gặp)
  • Sưng trên khu vực bị ảnh hưởng với vết bầm tím và ban đỏ
  • Đau dữ dội tại chỗ bị thương hoặc cơ bị ảnh hưởng
  • Đau khi nghỉ ngơi
  • Yếu cơ
  • Mất khả năng hoạt động của cơ

Nguyên nhân gây rách cơ

Rách cơ có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào do các điều kiện và tình huống nhất định như:

  • Khởi động chưa đúng cách
  • Tính linh hoạt kém
  • Vận động quá sức
  • Tai nạn như trượt hoặc ngã
  • Nhảy từ một độ cao nhất định
  • Chạy quá mức
  • Nâng vật nặng
  • Tư thế sai
  • Các hoạt động thể thao với kỹ thuật không phù hợp

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán?

rách cơ bao lâu thì khỏi
Khi bị đau cơ bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra dấu hiệu rách cơ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập bệnh sử của bệnh nhân để xác định hoạt động nào có thể gây ra các triệu chứng. Sau đó, họ sẽ thực hiện kiểm tra thực thể để phát hiện các khu vực đau và sưng. Cách này rất quan trọng để chẩn đoán xem cơ rách một phần hay toàn bộ để lựa chọn điều trị thích hợp và tư vấn thời gian phục hồi. Chụp MRI có thể được thực hiện để xác định rõ hơn loại rách cơ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rách cơ?

điều trị rách cơ
Phương pháp điều trị rách cơ phụ thuộc vào phân loại cấp độ rách cơ của người bệnh

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng: cơ bắp bị rách một phần hoặc hoàn toàn.

  • Đối với lớp rách cơ độ 1, các phương pháp điều trị gồm sử dụng Tylenol hoặc ibuprofen dưới dạng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) cùng với việc nghỉ ngơi cơ bị thương trong vài ngày và tránh bất kỳ hoạt động nặng nào. Chườm lạnh vùng bị ảnh hưởng từ 15–20 phút, 2–3 lần một ngày hoặc chườm nhiệt cũng có hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không chườm nóng và chườm lạnh đồng thời vì có thể dẫn đến phát triển mụn nước.
  • Chấn thương ở cấp độ 2 cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp điều trị tương tự, mặc dù quá trình chữa bệnh có thể lâu hơn một chút.
  • Đối với rách cơ bắp độ 3, bởi vì cơ hoàn thành tách ra khỏi gân, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để nối cơ.

Rách cơ bao lâu thì lành?

Rách cơ bao lâu thì lành?
Thời gian phục hồi chấn thương rách cơ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Đứt cơ hoặc rách cơ bao lâu thì khỏi? Thời gian phục hồi cho các phần cơ bắp bị rách phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

  • Đối với rách cơ độ 1 và 2, có thể mất từ ​​3–5 tuần để bệnh nhân dần dần trở lại hoạt động bình thường.
  • Trong trường hợp rách cơ độ 3 hoặc khi phẫu thuật được yêu cầu, thời gian hồi phục có thể mất đến 6 tháng cùng với vật lý trị liệu.

Phòng ngừa rách cơ

Tình trạng cơ bắp bị rách xảy ra khi cơ bị căng hoặc kéo căng quá mức. Việc này gây ra đau nhức, thắt chặt và cứng cơ, có thể cực kỳ khó chịu và đau đớn. Một số cách sau đây có thể giúp bạn hạn chế bị chấn thương cơ bắp khi chơi thể thao:

  • Tập luyện sức mạnh. Khi cơ bắp yếu, nó sẽ dễ bị kéo căng và bị rách. Áp dụng một số bài tập luyện sức mạnh toàn thân sẽ giúp cơ bắp khỏe hơn và khả năng chịu lực kéo tốt hơn.
  • Khởi động đúng cách. Khời động trước khi tập luyện sẽ chuẩn bị cho các cơ của vận động viên của bạn cho hoạt động vất vả mà họ sắp phải chịu đựng. Tăng nhiệt độ cơ thể và cơ bắp làm cho cơ bắp ít bị căng hơn. Khởi động có thể bao gồm đi bộ nhanh hoặc vận động nhẹ.
  • Giãn cơ. Kéo giãn cơ bắp trước khi luyện tập làm giảm căng cơ, thúc đẩy tuần hoàn tốt hơn, cải thiện tính linh hoạt và hạn chế chấn thương cho bạn. Thực hiện động tác kéo giãn chậm rãi cho từng nhóm cơ sẽ giúp ngăn ngừa các cơ bị kéo trong suốt quá trình tập luyện hoặc thi đấu của bạn.

Kết luận

Sớm nhận biết đúng dấu hiệu rách cơ khi tập luyện thể thao có thể giúp bạn điều trị kịp thời. Với phương pháp điều trị thích hợp, hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn sau khi bị rách cơ. Bạn có thể cải thiện cơ hội hồi phục của mình bằng cách thực hiện các bước phòng ngừa bị chấn thương trở lại. Ngoài ra, nếu bạn đang điều trị tình trạng cơ bắp bị rách, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và không tham gia các hoạt động thể chất quá sức cho đến khi cơ bắp lành lại.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Muscle Injuries: Strains, Contusions, and Ruptures | SpringerLink
https://link.springer.com/10.1007/978-3-642-36801-1_170-1 
Ngày truy cập: 21/8/2022
Imaging of Muscle Injuries in Sports Medicine: Sports Imaging Series
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28218878/ 
Ngày truy cập: 21/8/2022
Muscle Tear: Causes, Symptoms, Treatment.
https://radiopaedia.org/articles/muscle-tear
Ngày truy cập: 30/7/2021
Muscle strains – Symptoms and causes – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/muscle-strains/symptoms-causes/syc-20450507
Ngày truy cập: 30/7/2021
Hamstring Muscle Injuries – OrthoInfo – AAOS
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/hamstring-muscle-injuries
Ngày truy cập: 30/7/2021
Sonography of Lower Limb Muscle Injury | Request PDF
https://www.researchgate.net/publication/8908130_Sonography_of_Lower_Limb_Muscle_Injury 
Ngày truy cập: 30/7/2021

Phiên bản hiện tại

16/05/2024

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Vì sao bạn bị đau cơ sau khi tập thể dục?

Phân biệt 5 chấn thương đầu gối phổ biến - Thời gian và cách điều trị


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 16/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo