Nhảy dây quá mức có thể dẫn đến đau khớp. Cơn đau từ các khớp sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu tập luyện của bạn. Ngoài ra, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là nếu mức testosterone của bạn bị suy giảm. Trong trường hợp đó, có thể mất nhiều thời gian để phục hồi. Như vậy, để tránh những chấn thương nặng, bạn nên điều chỉnh chế độ luyện tập phù hợp với thể chất của chính mình.
-
Chấn thương gân cẳng chân
Chấn thương này thường phát sinh khi tập luyện cường độ cao, đặc biệt là tập nhảy dây. Khi bạn cố nhảy dây quá giới hạn thể chất của bản thân, khả năng cao sẽ dẫn đến chấn thương ống chân. Chấn thương này sẽ làm bạn đau nhói dọc theo xương ống quyển. Một tác dụng phụ khác là sưng nhẹ ở cẳng chân.

Khi nhảy dây quá sức, xương cẳng chân của bạn sẽ phải chịu trọng lượng nặng. Điều này sẽ dẫn đến những vết nứt nhỏ lên phần xương của bạn. Nếu xương cẳng chân của bạn yếu, khả năng cáo bạn có thể bị gãy xương do căng thẳng.
Gân gót chân là phần gân chịu trách nhiệm vận động lớn. Việc nhảy dây quá sức có thể tạo áp lực cho gân gót chân, Từ đó gây đau và viêm nhiễm ở phần bàn chân của bạn.
Ai không nên nhảy dây?
Mặc dù nhảy dây giúp xây dựng sức mạnh và khả năng chịu đựng trong thời gian ngắn, nhưng đây không phải bài tập dành cho tất cả mọi người.
Nếu bạn có vấn đề về tim, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập nhảy dây. Tim của bạn sẽ phải hoạt động nhanh và mạnh hơn khi nhảy dây. Chính vì vậy, hãy đảm bảo hệ thống tim mạch của bạn đủ khỏe để đáp ứng yêu cầu tối thiểu này.
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về hông, đầu gối, mắt cá chân hoặc bàn chân, bạn cần lưu ý khi thực hành những bài nhảy dây. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị cho bạn để đảm bảo thể trạng của bàn phù hợp với bài tập. Bạn có thể bắt đầu với những bài tập nhảy dây nhẹ trong thời gian ngắn, rồi từ đó tăng dần cường độ luyện tập.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!