backup og meta

Tác hại không ngờ của cơn tức giận đối với sức khỏe

Tác hại không ngờ của cơn tức giận đối với sức khỏe

Đôi khi tức giận có thể tốt cho bạn nếu nó chỉ xảy ra nhất thời và được thể hiện một cách tiết chế. Thực tế, cơn giận có thể giúp bạn suy nghĩ hợp lý hơn. Tuy nhiên, tình trạng tức giận kéo dài và việc bạn nén nó vào trong hoặc bùng nổ khi bạn giận dữ có thể sẽ tàn phá cơ thể bạn. Nếu bạn dễ mất bình tĩnh, 7 điều sau sẽ giúp bạn kiểm soát được cơn giận của mình.

Tức giận gây hại cho tim

Tổn thương nguy hiểm nhất về thể chất chính là những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn. Trong vòng hai giờ đồng hồ khi cơn thịnh nộ bùng phát, nguy cơ gây nên một cơn đau tim có thể tăng gấp hai lần. Để bảo vệ tim, bạn nên xác định và giải quyết cảm xúc của mình trước khi bạn mất kiểm soát và “bốc hỏa” nhé.

Cơn giận làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nếu bạn có xu hướng dễ mắng người khác, hãy cẩn thận! Một nghiên cứu cho thấy trong vòng hai giờ khi bạn bùng phát cơn tức giận của mình, bạn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn ba lần do tụ máu hoặc xuất huyết não. Đối với những người bị chứng phình mạch ở một trong các động mạch của não bộ, họ có nguy cơ phình mạch bị vỡ cao hơn sáu lần khi giận dữ cao độ.

Tuy nhiên, bạn có thể học cách kiểm soát cơn thịnh nộ. Thay vì tức giận, hãy hít thở thật sâu sử dụng kĩ năng giao tiếp của mình. Ngoài ra, bạn thậm chí có thể thay đổi môi trường xung quanh mình bằng cách đứng lên và đi chỗ khác.

Tức giận làm suy yếu hệ miễn dịch

Nếu bạn lúc nào cũng tức giận, bạn sẽ thấy thường xuyên mệt mỏi hơn. Nếu bạn là người dễ tức giận, hãy bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn bằng một vài biện pháp đối phó hiệu quả với điều này.  Trước hết, bạn nên cố gắng làm dịu cơ tức giận của mình xuống. Giao tiếp khéo léo, giải quyết vấn đề hiệu quả, sử dụng sự hài hước hoặc sắp xếp lại những suy nghĩ là những cách tốt để kiểm soát cơn tức giận trước khi nó bộc phát.

Làm cho sự lo lắng của bạn trầm trọng hơn

Nếu bạn là một người hay lo lắng, thì bạn bạn nên lưu ý rằng cơn giận dữ luôn có thể đi kèm với sự lo lắng. Trong một nghiên cứu năm 2012, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng sự tức giận có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn lo âu (GAD) – một tình trạng với các dấu hiệu như lo lắng quá mức và không kiểm soát được cảm xúc, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh.

Tức giận cũng liên quan đến bệnh trầm cảm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết giữa trầm cảm với sự gây hấn và tức giận bộc phát, đặc biệt là ở nam giới. Trong bệnh trầm cảm, tức giận thụ động là rất phổ biến, nó có nghĩa là sự tức giận mà bạn luôn nghiền ngẫm nó và không bao giờ biểu lộ qua hành động. Nếu bạn đang gặp khó khăn với trầm cảm trộn lẫn với sự giận dữ, thì bạn nên giữ mình bận rộn và không được suy nghĩ quá nhiều.

Gây tổn thương phổi

Cho dù không phải là người hút thuốc, bạn vẫn có thể gây tổn thương cho phổi nếu là một người thường xuyên tức giận và thù hận người khác. Một nhóm các nhà khoa học Đại học Harvard đã nghiên cứu 670 người đàn ông và cho kết quả như sau : Những người đàn ông có xếp hạng mức độ tức giận cao nhất có dung tích phổi nặng hơn đáng kể, điều này có khả năng làm tăng nguy cơ của các vấn đề về hô hấp. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc gia tăng các hormone căng thẳng liên quan với cảm giác tức giận có thể tạo ra tình trạng viêm đường hô hấp.

Rút ngắn tuổi thọ của bạn

Tức giận có thể rút ngắn cuộc sống của bạn. Căng thẳng được liên kết rất chặt chẽ với sức khỏe nói chung. Nếu bạn bị căng thẳng và giận dữ, tuổi thọ của bạn sẽ bị rút ngắn. Một nghiên được thực hiện trong khoảng thời gian 17 năm phát hiện ra rằng các cặp vợ chồng kìm nén cơn giận của mình có tuổi thọ ngắn hơn so với những người sẵn sàng nói rằng họ đang giận dữ và tìm cách giải quyết cơn thịnh nộ đấy.

Một số mẹo giúp bạn kiểm soát cơn giận của mình

Những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được những lần tức giận vì bạn có thể điều chỉnh suy nghĩ bằng những cách này:

  • Thay vì nhận xét một tình huống là “tồi tệ hoặc khủng khiếp,’ bạn hãy nói với chính mình: “Điều này thật khó chịu’;
  • Tránh thái độ khó chịu như: “Tôi không thể chịu được việc này.’ Thay vào đó, hãy thử thực tế hơn: “Tôi thực sự không thích việc này cho lắm’;
  • Tránh xa những suy nghĩ ai đó “nên’ hay “phải’ hành động khác. Việc dùng những câu như “Tôi muốn cô ấy sẽ hành động khác đi’ sẽ là một lựa chọn tốt hơn;
  • Cố gắng không sử dụng những trạng từ phóng đại như “luôn luôn’ hoặc “không bao giờ’ để mô tả mức độ thường xuyên xảy của một điều gì đó gây khó chịu cho bạn. Ngoài ra, bạn nên đánh giá hành vi chứ không phải là đánh giá người khác.

Nếu bạn là một người dễ dàng thể hiện những cảm xúc tiêu cực, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tìm cho mình một giải pháp để tự rèn luyện bản thân. Học để bày tỏ sự tức giận một cách thích hợp thực sự là một cách kiểm soát cơn giận hiệu quả. Nếu một người nào đó đang làm bạn “bốc hỏa”, bạn nên nói cho họ biết cũng như bày tỏ chuyện gì đang làm bạn tức giận cũng như bạn đang muốn điều gì lúc này.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

7 Ways Anger Is Ruining Your Health http://www.everydayhealth.com/news/ways-anger-ruining-your-health/. Ngày truy cập 20/12/2016.

Why Am I So Angry? http://www.webmd.com/mental-health/features/why-am-i-so-angry. Ngày truy cập 20/12/2016.

Phiên bản hiện tại

11/08/2020

Tác giả: Uyên Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Uyên Phạm · Ngày cập nhật: 11/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo