Vào đầu những năm 1970, các nhà tâm lý học bao gồm Shelly Duval và Robert Wicklund đã đưa ra giả thuyết về kỹ năng tự nhận thức (self awareness), là khả năng tập trung vào bản thân của một người, giúp người đó trau dồi khả năng tự chủ bản thân. Mời bạn tìm hiểu cụ thể self awareness là gì? Làm cách nào để trau dồi kỹ năng hữu ích này?
Bằng cách nào đó, bạn đã và đang tìm đọc những nội dung liên quan đến self awareness là gì. Điều này có thể cho thấy rằng bạn đang mong muốn cải thiện và nâng cao khả năng tự nhận thức của bản thân. Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu chi tiết self awareness là gì và cách trau dồi kỹ năng này thế nào cho hiệu quả?
Self awareness là gì?
Self-awareness có nghĩa là khả năng tự nhận thức bản thân, tự tập trung, tự quan sát được tiến trình sinh diệt của suy nghĩ, cảm xúc và cách hành động có phù hợp với ngữ cảnh hay không.
Kết quả từ các nghiên cứu được trích dẫn và đăng tải trên Tạp chí HBR của Nhà xuất bản Kinh doanh Harvard cho biết: “Một người có khả năng tự nhận thức bản thân tốt sẽ giúp họ tự tin hơn, sáng tạo hơn, đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, có những mối quan hệ bền chặt hơn và khả năng giao tiếp cực kỳ hiệu quả…” Tuy nhiên, các nhà tâm lý cũng nhận định rằng, số lượng người có phẩm chất và khả năng tự nhận bản thân là không nhiều.
Các trạng thái của self awareness là gì?
Kể từ khi thuật ngữ self awareness được biết đến nhiều hơn, các chuyên gia cũng bắt đầu tập trung vào chủ đề này để cho ra nhiều nghiên cứu hơn với mục đích tìm ra câu trả lời cho thắc mắc self awareness là gì?
Kết quả thu được nhiều ý kiến khác nhau, có nghiên cứu cho rằng self awareness là khả năng nhận thức bên trong, trong khi một vài nghiên cứu khác thì cho rằng self awareness là khả năng mà một người có thể nhận thấy sự khác biệt giữa cách họ nhìn nhận bản thân và cách người khác nhìn nhận bản thân họ…
Tự nhận thức bên trong (Internal Self-awareness)
Khả năng tự nhận thức bên trong (Internal self-awareness) là gì? Sự tự nhận thức bên trong là khả năng nhận biết giá trị sống, niềm tin, đam mê, khát vọng của bản thân ở mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn của môi trường, văn hóa xã hội.
Ví dụ
Tự nhận thức bên ngoài (External Self-awareness)
Khả năng tự nhận thức bên ngoài (External Self-awareness) là gì? Sự tự nhận thức bên ngoài có nghĩa là bạn có khả năng nhận biết và hiểu được cách người khác nhìn nhận, đánh giá về bạn. Các nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, những người có khả năng này sẽ có sự đồng cảm tốt và rất cởi mở để đón nhận quan điểm của người khác.
Ví dụ
Dựa trên hai trạng thái của Self-awareness, các nhà tâm lý học đã chia hai trạng thái này thành 4 kiểu người khác nhau, cụ thể:
Lợi ích của self awareness là gì?
Sau khi bạn đã hiểu được khái niệm về self awareness là gì, tiếp theo đây Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu tiếp vì sao việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức bản thân self-awareness lại quan trọng.
Quả thực, khi bạn có năng lực thấu hiểu và yêu thương bản thân, bạn sẽ làm rõ được giá trị, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Thậm chí bạn còn nhận ra sự ảnh hưởng của bản thân đối với người khác. Bên cạnh đó, khả năng thấu hiểu bên ngoài sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi người tốt hơn, tăng khả năng đồng cảm với mọi người và cởi mở với nhiều quan điểm khác nhau.
Nhìn chung, việc trau dồi self awareness mang đến rất nhiều lợi ích như:
- Kéo bạn ra khỏi sự suy diễn, giả định, định kiến
- Giảm căng thẳng, biết cách điều chỉnh cảm xúc và hành vi
- Tận hưởng cuộc sống hơn, dễ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc
- Tăng khả năng thấu hiểu mọi vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
- Bạn quyết định tốt hơn, giao tiếp rõ ràng hơn, sống có mục tiêu hơn
- Giúp bạn xây dựng và kết nối với nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Cách rèn luyện kỹ năng tự nhận thức bản thân
1. Đặt câu hỏi “what – cái gì” thay cho câu hỏi “why – tại sao”
Tiến sĩ Tâm lý học Tasha Eurich nhận thấy rằng, hầu hết mọi người thường đặt câu hỏi “why – tại sao” khi suy ngẫm về các vấn đề hoặc về bản thân. Tuy nhiên, câu hỏi “tại sao” là một câu hỏi mà ít khi chúng ta tìm được câu trả lời thích đáng. Thay vào đó, câu hỏi này chỉ làm cho tâm trí kích hoạt thêm các nỗi sợ, nỗi lo và hầu hết là các suy nghĩ tiêu cực.
Khi tìm ra lý do này, tiến sĩ Tasha Eurich đã gợi ý cho mọi người là nên đặt câu hỏi “what – cái gì”để thay cho câu hỏi “why – tại sao”.
2. Rèn luyện sức mạnh tinh thần (tâm trí)
Rèn luyện trí não hay rèn luyện sức mạnh tinh thần giúp bạn hạn chế gặp phải các trình trạng như cảm xúc lấn át lý trí, đưa ra quyết định không phù hợp…
Việc rèn luyện trí não còn giúp bạn biết cách đứng ở góc độ ‘người ngoài cuộc” để quan sát và đánh giá vấn đề một cách khách quan. Từ đó, giúp nhìn nhận vấn đề chính xác, giải quyết vấn đề và công việc đúng đắn, mang lại kết quả cao hơn.
3. Lắng nghe nhiều hơn
Lắng nghe ở đây không chỉ là lắng nghe người khác mà còn là lắng nghe chính mình.
Khi bạn biết cách lắng nghe một cách trọn vẹn, không đánh giá hay đưa ra bất kỳ lời khuyên nào thì bạn sẽ trở nên đồng cảm và thấu hiểu hơn. Lắng nghe người khác giúp bạn hiểu mọi người và cả cách mọi người hiểu về bạn. Do đó, bạn cũng nên lắng nghe chính bản thân mình để hiểu rõ hơn suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính mình.
Tuy nhiên, lắng nghe thôi là chưa đủ, bạn cần đặt thêm câu hỏi hoặc đề nghị sự phản hồi từ mọi người để hiểu được góc nhìn, quan điểm của người khác. Từ đó bạn sẽ có thêm cơ sở để tự so sánh và đối chiếu với bản thân mình.
4. Dành thời gian cho bản thân và thực hành chánh niệm
Theo thông tin từ Đại học Y Harvard – Harvard Health Publishing cho biết, việc dành thời gian cho bản thân hay thực hành chánh niệm sẽ giúp nâng cao khả năng nhận thức bản thân.
Để thực hành, bạn có thể thử theo các bước dưới đây:
- Tìm một không gian đủ yên tĩnh và thoải mái.
- Ngồi yên trong tư thế thoải mái và nhắm mắt lại.
- Bạn hãy nhớ lại những điều đã khiến bạn buồn
- Khi đã nhận thấy nỗi buồn, bạn tiếp tục quan sát xem nỗi buồn đó xuất hiện ở đâu trên cơ thể.
- Ví dụ nỗi buồn xuất hiện nhiều ở phía ngực, bạn hãy đặt bàn tay lên vị trí đó một cách nhẹ nhàng cùng với sự yêu thương vô điều kiện. (Bạn lặp lại các bước với các cảm xúc khác nhau như: Niềm vui, hạnh phúc, giận dữ…)
Các câu hỏi thường gặp
Private self-awareness là gì?
Đây cũng là một trong hai kiểu của sự tự nhận thức, private self-awareness và public self-awareness. Trong đó, private self-awareness là khả năng tự ý thức về chính bản thân một cách riêng tư.
Ví dụ, bạn cảm thấy bồn chồn và bạn nhận ra lý do của sự bồn chồn đó là do bạn chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi sắp tới.
Đâu là yếu tố chính tạo nên sự tự nhận thức của một người?
Sự tự nhận thức được cấu thành dựa trên 5 thành tố chính bao gồm:
- Sự ý thức (consciousness): Điều này có nghĩa là nhận thức được những trải nghiệm bên trong của mình, bao gồm các cảm xúc và suy nghĩ.
- Sự tự biết bản thân (self-knowledge): Thành tố này tập trung vào việc hiểu bạn là ai, niềm tin, giá trị và động lực của bạn là gì.
- Trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence): Khả năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc.
- Chấp nhận bản thân (self-acceptance): Mức độ chấp nhận con người thật của bản thân, thể hiện lòng trắc ẩn và lòng tốt của bản thân đối với chính mình.
- Suy ngẫm về chính mình (self-reflection): Thành tố này có nghĩa là bạn tự đặt câu hỏi, tự quan sát, tự vấn bản thân để hiểu rõ hơn về bản thân.
Kết luận
Hello Bacsi hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm self-awareness là gì, lợi ích cũng như cách thực hành trau dồi khả năng tự nhận thức bản thân.
Điều quan trọng để nâng cao khả năng nhận thức của bản thân đó là sự thực hành thường xuyên. Bạn cần quyết tâm dành thời gian để tìm hiểu bản thân bằng cách thực hành chánh niệm. Quyết tâm dành thời gian để thấu hiểu các sự vật sự việc và mọi người xung quanh nhiều hơn bằng cách đặt câu hỏi “what – cái gì” và lắng nghe nhiều hơn.
[embed-health-tool-bmi]