backup og meta

6 siêu thực phẩm hỗ trợ đắc lực cho cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

6 siêu thực phẩm hỗ trợ đắc lực cho cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát các triệu chứng trầm cảm hiệu quả. Vậy có những cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà nào bạn có thể áp dụng?

Nhiều nghiên cứu đã thực hiện để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các chất dinh dưỡng và sức khỏe tâm thần. Một số loại thực phẩm được chứng minh là có tác dụng cải thiện sức khỏe của não và một số rối loạn tinh thần như trầm cảm.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm lành mạnh có thể thúc đẩy tâm trạng của bạn.

1. Socola đen

Socola là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng cho não cùng nhiều hợp chất thúc đẩy tâm trạng tuyệt vời như caffeine, theobromine và N-acylethanolamine.

Bên cạnh đó, socola chứa nhiều flavonoid giúp kích thích tuần hoàn máu đến não, giảm viêm, cải thiện sức khỏe tổng quan của não bộ. Nó còn có hương vị thơm ngon và là món ăn vặt được nhiều người yêu thích, giúp cho trải nghiệm ăn uống trở nên thú vị hơn.

Tất cả những yếu tố này khiến socola trở thành ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị thực phẩm chữa bệnh trầm cảm hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn lưu ý nên chọn socola đen thay vì socola sữa. Nó có hàm lượng flavonoid cao hơn và lượng đường bổ sung thấp hơn. Bạn chỉ nên ăn nhiều nhất 4 miếng vuông/ngày vì đây là thực phẩm có hàm lượng calo cao.

2. Cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả hơn với đồ ăn lên men

cách chữa bệnh trầm cảm

Các loại thực phẩm lên men như kim chi, sữa chua, kefir, trà thủy sâm (kombucha) và dưa cải muối có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và tâm trạng. Men vi sinh được tạo ra từ các thực phẩm này sẽ đưa các lợi khuẩn vào đường ruột, làm cân bằng hệ tạp khuẩn ruột, từ đó tăng mức hormone serotonin trong cơ thể.

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng thúc đẩy tâm trạng, kiểm soát phản ứng căng thẳng, giúp tinh thần ổn định hơn và là cách chữa bệnh trầm cảm tự nhiên. 90% lượng serotonin trong cơ thể được sản xuất nhờ hệ vi sinh vật cân bằng và lành mạnh.

3. Cá béo

cách chữa bệnh trầm cảm

Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ albacore rất giàu hai dạng axit béo omega-3 là axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Chúng được chứng minh là có khả năng giảm mức độ trầm cảm ở người mắc bệnh.

Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ và khả năng truyền tín hiệu giữa các tế bào não với nhau hay với các cấu trúc khác trong cơ thể.

Các chuyên gia khuyến nghị rằng người lớn hấp thu ít nhất 250–500 mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày, thông qua thực phẩm chức năng hay các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá trích. Trong đó, 100g cá hồi cung cấp 2260 mg EPA và DHA.

4. Ngao và trai – thực phẩm hỗ trợ đắc lực cho cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà

cách chữa bệnh trầm cảm

Các loại động vật thân mềm có vỏ như ngao (nghêu) và trai là nguồn cung cấp vitamin B-12 dồi dào. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người có hàm lượng vitamin B-12 thấp dễ bị trầm cảm. Việc này gây ra sự thiếu hụt s-adenosylmethionine (SAM) – chất chống trầm cảm tự nhiên trong não.

Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B-12 khác như thịt bò, sữa và trứng.

5. Các loại hạt và quả hạch

cách chữa bệnh trầm cảm

Các loại hạt và quả hạch được biết đến như dạng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, với hàm lượng protein thực vật dồi dào cùng chất béo tốt và chất xơ. Không chỉ vậy, chúng còn cung cấp tryptophan – axit amin chịu trách nhiệm sản xuất serotonin giúp thúc đẩy tâm trạng.

Bên cạnh đó, các loại hạt và quả hạch là thành phần chính trong chế độ ăn MIND và Địa Trung Hải, với mục đích hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của não bộ. Một nghiên cứu kéo dài 10 năm thực hiện trên 15.980 người cho thấy việc sử dụng hạt điều độ kèm các chế độ ăn này giúp giảm nguy cơ trầm cảm đến 23%. Điều này khiến chúng trở thành món ăn vặt bổ dưỡng và là cách chữa bệnh trầm cảm tự nhiên.

Hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng và quả óc chó, cũng như bí ngô, vừng và hạt hướng dương là những nguồn thực phẩm tuyệt vời mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

6. Cách chữa bệnh trầm cảm với chuối

cách chữa bệnh trầm cảm

Chuối rất giàu vitamin B6, giúp tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy tâm trạng (hay hormone “hạnh phúc”) như dopamine và serotonin.

Một quả chuối lớn (136 gam) cung cấp 16 gam đường và 3,5 gam chất xơ. Khi kết hợp với chất xơ, đường được “thong thả” đưa vào máu, cho phép lượng đường trong máu ổn định và kiểm soát tâm trạng tốt hơn. Lượng đường trong máu quá thấp dễ dẫn đến cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng.

Bên cạnh đó, chuối xanh là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào, giúp đường ruột khỏe mạnh, từ đó nâng cao tâm trạng như đã được nêu trên.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là tâm trạng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như căng thẳng, môi trường, giấc ngủ kém, di truyền, rối loạn tâm thần và thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn chỉ nên dùng thực phẩm như một cách hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm bởi chúng không thể thay thế các phương pháp điều trị khoa học như thuốc và tư vấn tâm lý.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Effects of chocolate on cognitive function and mood: a systematic review

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24117885/

Serotonin, tryptophan metabolism and the brain-gut-microbiome axis

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25078296/

Omega-3 fatty acids influence mood in healthy and depressed individuals

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24447198/

Interim Summary of Conclusions and Dietary Recommendations on Total Fat & Fatty Acids

http://www.fao.org/ag/agn/nutrition/docs/Fats%20and%20Fatty%20Acids%20Summary.pdf

Folate, vitamin B12, and S-adenosylmethionine

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23538072/

Vitamin B-12 and depression: Are they related?

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/expert-answers/vitamin-b12-and-depression/faq-20058077

Does the MIND diet decrease depression risk? A comparison with Mediterranean diet in the SUN cohort

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29516224/

Practical Approaches to Diagnosing, Treating and Preventing Hypoglycemia in Diabetes

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5688990/

Ngày truy cập: 28.06.2021

Phiên bản hiện tại

19/06/2023

Tác giả: Le Minh Phuong

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Linh Do


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) - nỗi lo của phụ huynh

Hello Bacsi | 7 cách thú vị giúp bạn giảm căng thẳng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Le Minh Phuong · Ngày cập nhật: 19/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo