Người mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ rất cần có sự thấu hiểu của người thân để đi qua những ngày tháng khó khăn. Biểu hiện của trầm cảm ở nữ là gì? Giai đoạn nào dễ mắc phải căn bệnh này?
Tham vấn chuyên môn: Viện tâm lý SUNNYCARE · Tâm lý · SUNNYCARE
Người mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ rất cần có sự thấu hiểu của người thân để đi qua những ngày tháng khó khăn. Biểu hiện của trầm cảm ở nữ là gì? Giai đoạn nào dễ mắc phải căn bệnh này?
Mời bạn tìm hiểu về trầm cảm ở nữ qua bài viết dưới đây!
Trầm cảm ở phụ nữ là tình trạng rối loạn tâm thần xảy ra ở nữ giới, trong nhiều độ tuổi hoặc nhiều giai đoạn cuộc đời. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể được cải thiện đáng kể nếu người bệnh được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ có thể chưa thật sự rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến người bệnh và cả người thân khó nhận biết hoặc phớt lờ. Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ thường bao gồm:
Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh thường xuyên có suy nghĩ về các hành vi tự sát. Nếu không kịp thời nhận diện và can thiệp, căn bệnh này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
Nhận biết bệnh trầm cảm ở phụ nữ qua các giai đoạn sẽ giúp bạn có những hiểu biết cần thiết cũng như cách thức vượt qua dễ dàng hơn.
Trẻ mắc chứng trầm cảm tuổi dậy thì có thể có những biểu hiện sau:
Trẻ có dấu hiệu trầm cảm cũng có thể đang gặp vấn đề ở nhà hoặc trường học như bỏ học, không làm bài tập về nhà. Trong một số trường hợp, trầm cảm tuổi dậy thì có thể làm xuất hiện một số hành vi nguy cơ cao, chẳng hạn như lái xe ẩu, quan hệ tình dục không an toàn hoặc ăn cắp vặt, uống rượu hoặc sử dụng ma túy…
Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì có thể tăng nguy cơ bị trầm cảm ở các bé gái. Tuy nhiên, tâm trạng thất thường liên quan đến sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì là bình thường. Bản thân những thay đổi này không gây nên trầm cảm.
Giai đoạn tuổi dậy thì thường liên quan đến những trải nghiệm khác có thể góp phần gây ra trầm cảm:
Sau giai đoạn dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do các bé gái thường dậy thì sớm hơn các bé trai nên cũng sẽ có nguy cơ bị trầm cảm sớm hơn.
Dấu hiệu dễ nhận biết của hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS) bao gồm: đầy bụng, đau nhức ngực, đau đầu, lo lắng, khó chịu và buồn bã bất chợt.
Một số người sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng và mệt mỏi đến mức gián đoạn cả học hành, công việc, mối quan hệ và nhiều vấn đề khác. Khi đó, PMS có thể chuyển biến thành rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder – PMDD). Đây là một dạng trầm cảm cần được điều trị.
Mối liên hệ chính xác giữa trầm cảm và PMS vẫn chưa rõ ràng. Giả thuyết đưa ra là những thay đổi theo chu kỳ của estrogen, progesterone và các hormone khác có thể phá vỡ chức năng của các hóa chất trong não như serotonin kiểm soát tâm trạng. Những đặc điểm di truyền, trải nghiệm sống và các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến trầm cảm.
Sự thay đổi hormone đột ngột trong suốt thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn phải đối diện với một số vấn đề khác có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, bao gồm:
Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy buồn bã, giận dữ, cáu kỉnh và khóc lóc sau khi sinh. Những cung bậc cảm xúc này còn được gọi là hội chứng buồn chán sau sinh. Đây là tình trạng bình thường và có xu hướng giảm dần trong vòng 1 – 2 tuần.
Tuy nhiên, nếu cảm xúc buồn chán ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài thì có thể là trầm cảm sau sinh. Triệu chứng trầm cảm chu sinh thường là:
Nguy cơ trầm cảm có thể tăng trong giai đoạn chuyển sang mãn kinh, giai đoạn gọi là tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn mà nồng độ hormone có thể dao động thất thường. Nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng trong thời kỳ mãn kinh sớm hoặc sau mãn kinh khi nồng độ estrogen giảm đáng kể.
Sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ khi bước qua giai đoạn tiền mãn kinh đến mãn kinh có thể góp phần vào những thay đổi về cảm xúc như buồn bã, cáu kỉnh, mệt mỏi, khó tập trung và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng cho thấy mãn kinh gây ra trầm cảm. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 20% phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm trong thời gian này và nhiều khả năng xảy ra hơn nếu phụ nữ đã trải qua chứng trầm cảm vào những thời điểm khác trong cuộc đời.
Ngoài ra, những yếu tố sau đây có thể làm tăng rủi ro dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh:
Nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ cao hơn nam giới. Một số thay đổi về hormone có liên quan đến yếu tố nguy cơ gây bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ riêng sự thay đổi hormone thì không gây ra trầm cảm. Nguy cơ trầm cảm cao hơn do ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, đặc điểm di truyền và trải nghiêm cuộc sống cá nhân.
Dấu hiệu dễ nhận biết của hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrom – PMS) bao gồm: đầy bụng, đau nhức ngực, đau đầu, lo lắng, khó chịu và buồn bã bất chợt.
Một số người sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng và mệt mỏi đến mức gián đoạn cả học hành, công việc, mối quan hệ và nhiều vấn đề khác. Khi đó, PMS có thể chuyển biến thành rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder – PMDD). Đây là một dạng trầm cảm cần được điều trị.
Mối liên hệ chính xác giữa trầm cảm và PMS vẫn chưa rõ ràng. Giả thuyết đưa ra là những thay đổi theo chu kỳ của estrogen, progesterone và các hormone khác có thể phá vỡ chức năng của các hóa chất trong não như serotonin kiểm soát tâm trạng. Những đặc điểm di truyền, trải nghiệm sống và các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến trầm cảm.
Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở phụ nữ không phải chỉ đơn giản là do sinh học. Mặc dù những tác nhân gây căng thẳng này cũng có thể gây bệnh trầm cảm ở nam giới, nhưng thường là ở mức độ thấp hơn.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm ở phụ nữ bao gồm:
• Chịu áp lực tâm lý trong thời gian dài
• Bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất.
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ ngày càng được xã hội quan tâm tìm hiểu. Dù có thể điều trị nhưng người bệnh thật sự rất cần sự quan tâm, chia sẻ của người thân để nhanh chóng vượt qua trạng thái tâm thần bất ổn.
Bệnh trầm cảm nói chung và trầm cảm ở phụ nữ nói riêng có thể được điều trị bằng thuốc, các phương pháp trị liệu tâm lý hoặc kết hợp cả hai.
Tuy nhiên, bệnh tác động đến mỗi cá nhân khác nhau. Không có phương pháp điều trị nào phù hợp với tất cả các trường hợp mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ. Vì thế, có thể bạn cần trải nghiệm nhiều phương pháp điều trị khác nhau để tìm ra cách chữa bệnh trầm cảm phù hợp nhất.
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ hoàn toàn có thể điều trị. Nếu cần giúp đỡ, bạn có thể tìm đến các chương trình điều trị về sức khỏe tâm thần hoặc liên hệ với các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Trò chuyện với chuyên gia sẽ giúp bạn sáng suốt đối mặt và tìm được cách vượt qua bệnh trầm cảm ở phụ nữ!
>>> Hãy đọc thêm: Kinh nghiệm vượt qua trầm cảm: 10 điều hữu ích để chiến thắng bệnh
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!