backup og meta

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Sương · Tâm thần · Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM


Ngày cập nhật: 01/10/2024

Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống

Vừa qua, một bài chia sẻ từ người dùng với tiêu đề “Có cách chết nào mà không đau đớn không ạ” trên Cộng đồng Hello Bacsi đã thu hút số lượng tương tác lớn với 60.000 lượt xem, hơn 260 bình luận. Ngoài số ít những bình luận mang tính đồng cảm và khuyên nhủ, phần lớn còn lại, là những bình luận cho thấy sự “đồng cảm” vì họ cũng gặp phải tình huống tương tự. Cụ thể như: “làm thế nào để tự sát”, “tôi có nên kết thúc cuộc sống của mình không”, “cố gắng chết nhé, chết là ko đau khổ nữa”….

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, Ban biên tập Hello Bacsi cùng với BS. Nguyễn Thị Thu Sương chuyên khoa Nội thần kinh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, giảng viên bộ môn Tâm thần tại Trường Đại học Y Dược TPHCM, sẽ gửi đến độc giả những thông tin cần thiết, thiết thực để từ đó biết cách ứng phó với vấn đề này. 

Phần 1: Thực trạng người trẻ có ý định tự sát tại Việt Nam

Cộng đồng sức khỏe tinh thần của HelloBacsi thường xuyên nhận các câu hỏi liên quan đến vấn đề ‘tự tử’ từ những người dùng ẩn danh. Dưới đây là một vài nội dung tiêu biểu mà Hello Bacsi nhận được:

Bài chia sẻ của một người dùng tìm cách tự tử trên trang Hello Bacsi
Việc sử dụng tài khoản ẩn danh để đặt câu hỏi có thể phản ánh được rằng, họ không muốn để lộ danh tính khi hỏi về vấn đề ‘tự tử’ cũng như tránh để người khác chỉ trích và phán xét mình.

Những con số không thể xem nhẹ về thực trạng tự tử, tự sát:

  • Tại Việt Nam, theo thống kê của WHO được trích và đăng tải trên Bệnh viện Tâm thần Trung ương, tỷ lệ tử tự năm 2015 là 5.87% trên 100.000 dân, có nghĩa là cứ trong 100.000 người sẽ có khoảng 5.870 người tử vong vì tự tử.
  • Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc – UNICEF, hàng năm, trên thế giới có trên 800.000 người chết vì tự tử. Trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất, với gần 40% tổng số vụ tự tử (WHO, 2016)
  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, trong năm 2019 có khoảng 703,000 vụ tự sát vì trầm cảm.

Phần 2: Hiểu về tự tử

2.1 Ý định tự tử là gì? Ai là người có nguy cơ tự tử?

Theo Phân loại Bệnh Quốc tế (ICD – 11), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, ý định tự sát sát là những suy nghĩ, ý tưởng hay sự nghiền ngẫm về những khả năng kết thúc cuộc sống của một cá nhân. Xuất phát điểm của ý định tự sát chính là sự cân nhắc rằng, nếu chết đi thì chắc mọi thứ sẽ tốt hơn. 

Ý định tự tử, tự sát là gì?
Định nghĩa ý định tử tự, tự sát theo góc nhìn Khoa học tâm lý

Về mặt Tâm lý học, chuyên ngành Tâm thần học, ý định tự sát và hành vi tự sát là một trong các triệu chứng thuộc nhóm các rối loạn như: Trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt…Tuy nhiên, các triệu chứng này có cách để kiểm soát và can thiệp điều trị.

Cũng theo góc nhìn y khoa, nguyên nhân khiến một cá nhân nảy sinh ý định tự sát thường là do sự tương tác giữa 3 yếu tố: Di truyền, sinh học và môi trường.

  • Di truyền: Là những yếu tố thuộc về gen.
  • Sinh học: Các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine… các chất này nếu quá dư thừa hoặc quá thiếu hụt cũng sẽ gây tác động đến suy nghĩ và hành vi, trong tình huống này là có tác động đến suy nghĩ và hành vi tự sát.
  • Môi trường: Bao gồm từ hoàn cảnh ra đời, đời sống gia đình, quá trình học tập và hoàn cảnh hiện tại của một cá nhân. Bên cạnh đó, trong quá trình sống, những sự kiện gây sang chấn cũng góp phần tăng mức độ tác động đến cá nhân như: Vấn đề sức khỏe tinh thần, thất nghiệp, thất tình, gia đình đổ vỡ, hoàn cảnh sống căng thẳng…

Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế, tình trạng các cá nhân có ý định và/hoặc có hành vi tự sát là không giới hạn ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Do đó, cần phải nhấn mạnh rằng, tình trạng nảy sinh ý định tự sát không chỉ do tự thân mỗi cá nhân, mà có liên quan đến hoàn cảnh sống, sự tác động từ các bệnh lý và/hoặc từ những sang chấn tâm lý khác gây ra.

Vòng lặp suy nghĩ và cảm xúc của những cá nhân dễ nảy sinh ý định tự sát:

  • Cảm nhận đau khổ sâu sắc: Cá nhân cảm thấy buồn bã, đau đớn với những căng thẳng nội tại, những sự kiện và môi trường xung quanh luôn diễn ra ở mức vượt ngưỡng chịu đựng.
  • Cảm giác đơn độc: Cá nhân cảm thấy không ai hiểu được mình, không ai giúp mình, ai cũng phán xét mình, coi thường mình… Dần dần vòng lặp suy nghĩ được hình thành và cầm tù bản thân họ khỏi những nguồn trợ giúp xung quanh.
  • Cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng: Cá nhân cảm thấy không còn cách nào khác để giải quyết vấn đề, không có phương pháp nào có thể xoa dịu nỗi đau mà họ đang trải qua.
Về mặt Tâm lý học, khi một cá nhân phải liên tục đối diện với những căng thẳng trong cuộc sống, dẫn đến vượt ngưỡng chịu đựng thì việc có ý định tự sát là điều hoàn toàn có thể xảy ra, ở bất kỳ độ tuổi và hoàn cảnh sống nào. Đây là vấn đề mà các chuyên gia, bác sĩ có thể can thiệp hỗ trợ và điều trị.

2.2 Tâm lý của người muốn tự sát qua 3 giai đoạn: Suy nghĩ – Ý định – Thực hiện

Trên thực tế, không phải chỉ khi một cá nhân nói rằng “tôi muốn tự tử” thì họ mới có hành động tự tử. Vì trong một số trường hợp, cá nhân không hề nói gì cũng như không có bất kỳ biểu hiện khả nghi gì thì cũng đột ngột tự kết liễu bản thân.

Do đó, để lý giải tình trạng này, bác sĩ sẽ giúp bạn làm rõ từng giai đoạn trong tâm lý của người có ý định tự sát. Ở từng giai đoạn tương ứng, bác sĩ sẽ chỉ ra các dấu hiệu nhận biết cũng như hướng dẫn bạn cách ứng phó sao cho phù hợp.

Giai đoạn 1: Sự xuất hiện và phát triển của ý tưởng tự sát

Tâm lý người có ý định tự sát - Giai đoạn 1
Những cảm xúc tuyệt vọng đã thúc đẩy họ nghĩ đến việc tự tử

Cá nhân có suy nghĩ muốn kết thúc sự sống của bản thân, có thể họ sẽ nói:

  • “Tôi muốn chết đi cho xong” (phổ biến).
  • “Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nếu không có tôi”.
  • “Tôi không còn muốn tiếp tục cuộc sống này nữa”.
  • “Tôi muốn ngủ một giấc thật dài và không tỉnh dậy nữa”.
  • “Nếu một ngày không có tôi không biết mọi thứ sẽ như thế nào”.
Nỗi sợ về hành vi tự sát vẫn đang lớn, họ chưa dám thực hiện, nên đây là giai đoạn có khả năng phục hồi tốt nhất nếu được can thiệp sớm. 

Điểm đặc trưng ở giai đoạn 1

Giải pháp ở giai đoạn 1:

Liệu pháp được đề xuất ở giai đoạn này là kết hợp cả tham vấn tâm lý và điều trị chuyên khoa tâm thần một cách tích cực. Mục đích nhằm giảm tình trạng quá tải về mặt cảm xúc, đồng thời giúp họ tái kết nối với bản thân và mọi người xung quanh. 

Hoạt động nên làm:

  • Tăng cường nghỉ ngơi, ngủ đủ.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống và tập luyện.
  • Giảm bớt cảm giác đau khổ trong họ. Mang họ đến môi trường sống an toàn và lành mạnh hơn, nơi mà họ được tạo điều kiện để chia sẻ và bộc lộ bản thân.
  • Giúp họ tái kết nối với cộng đồng, bạn bè, gia đình, người thân, đặc biệt là với các chuyên gia và bác sĩ, để họ hợp tác hơn trong quá trình điều trị (nếu có).

Giai đoạn 1 cần lưu ý

Nếu tình trạng kéo dài, nó có thể sẽ tăng mức độ và bước qua giai đoạn tiếp theo là lên kế hoạch tự sát.

Giai đoạn 2: Có ý định và lên kế hoạch tự sát

Tâm lý người có ý định tự sát - Giai đoạn 2
Cuộc sống nhàm chán vẫn tiếp diễn, buộc họ tìm đến cách tự tử để kết thúc cuộc sống. Đây là giai đoạn giằng co giữa sống và chết

Ở giai đoạn này, mức độ không còn ở suy nghĩ mà đã được diễn giải thành ý tưởng, cách thức thực hiện, thực hiện khi nào, ở đâu hay thậm chí là dự đoán luôn hậu quả.

Cá nhân đã có ý tưởng hay kế hoạch tự sát, khi quan sát từ bên ngoài có thể thấy:

  • Họ tránh tiếp xúc với người khác và ngược lại. Đây là biểu hiện của sự thu mình, dần tách bản thân ra khỏi cộng đồng.
  • Cá nhân đột ngột trở nên mạnh mẽ một cách lạ thường, bớt nhắc đến nỗi đau và cảm xúc buồn của bản thân, mặc dù tình hình có thể đã trở nên tệ hơn.
  • Cá nhân dành nhiều thời gian để tính toán, lập kế hoạch, tích trữ các dụng cụ, đồ đạc để hỗ trợ quá trình thực hiện.
Mức độ đau khổ tăng cao. Cá nhân đang trong trạng thái giằng co giữa quyết định sống tiếp hoặc tự sát. Khoảng thời gian ở giai đoạn này diễn ra gấp rút hơn, vì các dòng suy nghĩ liên tục thôi thúc và buộc họ phải đưa ra quyết định, sống tiếp hoặc không!

Điểm đặc trưng ở giai đoạn 2

Giải pháp ở giai đoạn 2:

  • Nếu là cá nhân đang trong hoàn cảnh này, bạn cần chia sẻ với gia đình, nhất là những ai mà bạn tin tưởng, thân cận. Nếu bạn là người phát hiện ra một người khác đang ở giai đoạn này, bạn cần thông báo cho gia đình của họ, nếu ở gần họ thì nên dành thời gian tiếp xúc với họ, và can ngăn họ thực hiện hành vi. 

Giai đoạn 2 cần lưu ý:

Cá nhân vẫn đang trong tâm thế giằng co. Vậy nên việc can thiệp có thể vẫn kịp để giữ họ lại trước khi bước đến giai đoạn cuối, là thực hiện hành vi.

Giai đoạn 3: Quyết định và thực hiện

Một khi đã quyết định, những hành động của họ là rất khó đoán và sẽ diễn ra rất nhanh

Khẩn cấp!!! Cá nhân đã quyết định sẽ thực hiện hành động dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị trước đó. Cá nhân rơi vào chế độ “Auto-pilot” – Chế độ tự động thực hiện các bước đã được lên kế hoạch ở giai đoạn 2, đồng thời, tâm trí họ nhắc đi nhắc lại kế hoạch đó trong đầu.

Cá nhân không còn cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng, buồn bã hay cô đơn nữa. Cũng không còn phải giằng co trong suy nghĩ, trông họ bình thản hơn, thậm chí là còn tỏ ra lạc quan trước mặt người khác, như chưa có chuyện gì xảy ra. Bởi vì cá nhân đã chuẩn bị rất kỹ, hành vi thường rất khó để quan sát thấy, các hành động sẽ được giấu kỹ và ít có kẽ hở.

Điểm đặc trưng ở giai đoạn 3

Giải pháp ở giai đoạn 3:

  • Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của tiến trình, chắc chắn cần đến sự chăm sac và hỗ trợ từ người có chuyên môn về tâm thần sớm nhất có thể. Giải pháp được đề xuất là ngay lập tức liên hệ bác sĩ và cùng người thân, gia đình, bạn bè, người gần gũi nhất cùng họ có mặt tại cơ sở y tế.

Giai đoạn 3 cần lưu ý

Đây là giai đoạn với khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng, tốc độ gây tử vong là nhanh nhất. Nhiều nghiên cứu về chủ đề này chỉ ra rằng, những cá nhân đã vào chế độ “Auto-pilot” thường nỗ lực thực hiện hành vi tự sát trong vòng 48 giờ tiếp theo.

2.3 Những biểu hiện của một người có ý định tự tử

Chia sẻ thêm để bạn biết cách nhận diện một người có ý định tự tử, thông qua cách mà họ chia sẻ – Đây là một chia sẻ có thật trên cộng đồng Hello Bacsi

Những dấu hiệu trực tiếp bao gồm:

  • Đề cập trực tiếp đến cái chết thông qua việc nói, kể hoặc viết.
  • Có các hành vi chuẩn bị cho cái chết như: Viết di chúc, nói lời từ biệt với mọi người
  • Tìm cách tự tử: Tìm kiếm thông tin về cách thức tự tử, tìm cách hoặc trực tiếp tiếp cận với các công cụ như thuốc, vũ khí hoặc các phương tiện khác.
  • Đe dọa sẽ tự làm hại bản thân hoặc tự sát: Nhóm nguy cơ này thường không gây được sự chú ý từ người khác, vì nhiều người cho rằng, mấy người nói vậy sẽ không dám hành động. Tuy nhiên đây là bước đầu của việc nảy sinh ý định và thực hiện hành vi tự sát.

Biểu hiện về cảm xúc:

  • Giận dữ, tức giận tăng cao.
  • Thường xuyên lo lắng, bồn chồn.
  • Cảm thấy đau khổ đến mức không thể chịu đựng được.
  • Cảm thấy vô vọng, cảm thấy bị mắc kẹt, như thể không có lối thoát.
  • Sự thay đổi tâm trạng đột ngột: Đột ngột trở nên vui vẻ, nhẹ nhõm là do quyết định thực hiện hành vi đã được thiết lập và cá nhân đang tiến vào giai đoạn 3.

Các biểu hiện khác:

  • Gặp rối loạn về giấc ngủ, ngủ không được hoặc ngủ nhiều.
  • Tăng tần suất sử dụng chất, rượu, bia, chất kích thích, gây nghiện.
  • Có hành vi liều lĩnh hoặc tham gia vào các hoạt động nguy hiểm, hành động thiếu suy nghĩ.
  • Giảm hoặc mất động lực sống. Cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa, không có nhiều lý do để tiếp tục sống.
  • Tự cô lập bản thân, ngắt kết nối, xa lánh bạn bè, gia đình và xã hội. Né tránh ánh mắt người khác, không chủ động tham gia nói chuyện, im lặng và tự bỏ đi khi được hỏi thăm.

2.4 Những lời đồn đoán và thực tế về chủ đề tự sát

"Những

Phần 3: Giải pháp can thiệp về mặt y khoa cho người có ý định tự sát

3.1 Nếu bạn là người đang có ý định tự sát

Hướng dẫn dành cho bệnh nhân:

  • Thăm khám cùng người nhà: Người thân là người sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình điều trị.
  • Cởi mở khi được thăm khám: Bác sĩ là người có chuyên môn nên sẽ không có bất kỳ sự phán xét hay chỉ trích nào đối với suy nghĩ của bạn.
  • Tuân thủ tiến trình điều trị: Để giảm nhẹ tình trạng, bạn cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ đồng thời tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình hình. Bạn không nên tự ý ngưng điều trị.

Việc tôi nghĩ đến cái chết có sao không? Nguyên nhân vì sao tôi cứ nghĩ đến cái chết? Có phải do tôi quá yếu đuối không?

Việc nghĩ đến cái chết có nhiều mục đích. Có những thời điểm, con người nghĩ về cái chết với mục đích suy tư và tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống, của bản thân. Nhưng nếu suy nghĩ này hướng tới ý định kết thúc cuộc sống của chính mình thì đây là dấu hiệu bất ổn về mặt tinh thần, lúc này bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của y tế và người thân càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân dẫn đến việc bạn có suy nghĩ tự sát không phải do bạn yếu đuối hay không chịu nỗ lực, mà có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác như di truyền, mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não, môi trường sống độc hại tác động lên bạn.

Tôi có nên chia sẻ suy nghĩ “tôi muốn chết” với bạn bè hoặc người thân của tôi không?

Trên thực tế, bạn thường cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi phải chia sẻ suy nghĩ này với người khác, kể cả đó là những người thân cận, vì bạn cảm thấy sợ bị phán xét và đánh giá. Tuy nhiên, bạn hãy tin rằng, đâu đó vẫn có người muốn bảo vệ và trân trọng sự tồn tại của bạn, đặc biệt là những người thân trong gia đình.

3.2 Nếu bạn là người phát hiện bạn bè hoặc người thân có ý định tự tử

Bạn cần tuân thủ chỉ định của chuyên gia và/hoặc của bác sĩ Tâm thần trong suốt quá trình điều trị
Bạn cần tuân thủ chỉ định của chuyên gia và/hoặc của bác sĩ Tâm thần trong suốt quá trình điều trị

Hướng dẫn dành cho người thân của bệnh nhân:

  • Giữ thái độ bình tĩnh. Người thân và gia đình cần tập trung đưa người có ý định tự sát đến cơ sở y tế hoặc phòng khám tâm lý ngay khi phát hiện càng sớm càng tốt.
  • Lắng nghe mà không đưa ra bất kỳ ý kiến nào. Nếu họ chọn bạn để bày tỏ suy nghĩ, việc tốt nhất mà bạn nên làm lúc này là lắng nghe, bạn không cần đưa ra bất kỳ lời khuyên nào, vì bác sĩ mới nên là người làm điều đó.
  • Tránh thái độ kỳ thị, ánh mắt phán xét. Đồng thời nếu thấy bản thân có những bất ổn khi đối diện với thông tin người nhà có ý định tự sát, bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp từ chuyên gia.

Tôi nên làm gì khi phát hiện người thân hoặc bạn bè có ý định tự sát?

Như đã đề cập ở trên về 3 giai đoạn của tiến trình thúc đẩy hành vi tự sát, thì người có ý định tự sát đã rơi vào giai đoạn 2. Đây là tình huống mang tính cấp bách, bạn cần tìm đến họ, bên cạnh họ, báo cho người thân của họ, và nếu có cơ hội hãy cùng họ tìm đến sự trợ giúp từ chuyên gia. 

Tôi nên khuyên nhủ hoặc hỗ trợ họ như thế nào?

Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Sương, tự sát là vấn đề có tính chất nghiêm trọng, không dễ dàng để can thiệp, nhất là những người không trong lĩnh vực y tế. Do vậy, nếu bạn muốn giúp họ, đầu tiên bạn cần đảm bảo rằng bạn đang trong trạng thái sức khỏe tinh thần ổn định, thể chất tốt, vì khả năng bạn chịu ảnh hưởng từ họ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể giúp họ:

  • Am hiểu về chủ đề tự sát, có sẵn thông tin từ những người có khả năng can thiệp kịp thời.
  • Có khả năng lắng nghe một cách cởi mở, thấu hiểu, không phán xét, không đưa lời khuyên, tạo điều kiện để người kia bộc lộ cảm xúc, chấp nhận cảm xúc của họ và không phán xét, tránh đưa ra lời khuyên lung tung.

Tôi có nên nói cho gia đình của họ biết tin này không? Trong trường hợp khẩn cấp thì tôi nên can thiệp như thế nào và tìm đến ai để được giúp đỡ?

Nếu bạn nắm được tình hình và phần nào đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình huống, bạn có thể quyết định báo cho gia đình nạn nhân hoặc không. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên tìm mọi cách đưa người có ý định tự tử đến cơ sở y tế có khoa, phòng Tâm thần, hoặc các Trung tâm Tham vấn trị liệu Tâm lý, để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

Tôi có thể làm gì để hỗ trợ chính bản thân mình khi tôi thường nghĩ đến cái chết?

Sự hỗ trợ đầu tiên và cần thiết nhất chính là từ các cơ sở y tế. Ngay lập tức liên hệ và cùng người thân, gia đình, bạn bè, người gần gũi nhất có mặt tại các cơ sở này để nhận sự chăm sóc phù hợp sẽ là ưu tiên hàng đầu. Hãy ghi nhớ, suy nghĩ tự sát là một triệu chứng nghiêm trọng, triệu chứng này sẽ tăng dần mức độ nếu sự đơn độc, trống rỗng ngày càng gia tăng.

Đôi lời từ Ban biên tập Hello Bacsi và Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Sương

Lời cuối và cũng là lời nhắn nhủ từ ban biên tập Hello Bacsi, thông qua bài viết này, chúng tôi cùng BS. Nguyễn Thị Thu Sương mong muốn gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích và chính xác về mặt y khoa.  Bạn hãy lưu ý rằng, tự tử là một vấn đề ở mức độ khẩn cấp, và gần như, người có ý định tự tử cũng đã ở mức tuyệt vọng. Do đó, bạn cần nhìn nhận vấn đề với thái độ tích cực, đồng cảm, cùng tìm cách giúp họ vượt qua, thay vì thói quen xem nhẹ và đánh giá nạn nhân có thể vô tình khiến tình huống trở nên tệ hơn.

Mong rằng, bạn đọc có thể hiểu hơn về tâm lý của người ý định tự tử, tự sát và từ đó có những hành động trợ giúp, hoặc chính mình hoặc người thân quen của mình một cách hiệu quả, phù hợp.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chủ đề sức khỏe tinh thần, dưới đây là một số chủ đề phổ biến mà bạn có thể tìm đọc:

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Rethink Mental Illness. (n.d.). Suicidal thoughts: How to support someone. Rethink Mental Illness. Retrieved September 10, 2024, from https://www.rethink.org/advice-and-information/carers-hub/suicidal-thoughts-how-to-support-someone/

Mind. (n.d.). Supporting someone who feels suicidal: Supporting yourself. Mind. Retrieved September 10, 2024, from https://www.mind.org.uk/information-support/helping-someone-else/supporting-someone-who-feels-suicidal/supporting-yourself/

MedlinePlus. (n.d.). Suicidal thoughts. MedlinePlus. Retrieved September 10, 2024, from https://medlineplus.gov/ency/article/001554.htm

Tees, Esk and Wear Valleys NHS Foundation Trust. (n.d.). Suicidal thoughts: Support. Tees, Esk and Wear Valleys NHS Foundation Trust. Retrieved September 10, 2024, from https://www.tewv.nhs.uk/about-your-care/practical-guide/suicidal-thoughts-support/

Health Service Executive (HSE). (n.d.). Helping someone who might be suicidal. Health Service Executive. Retrieved September 10, 2024, from https://www2.hse.ie/mental-health/helping-someone-else/someone-who-might-be-suicidal/

National Health Service (NHS). (n.d.). Help for suicidal thoughts. NHS. Retrieved September 10, 2024, from https://www.nhs.uk/mental-health/feelings-symptoms-behaviours/behaviours/help-for-suicidal-thoughts/

Harmer, B., Lee, S., Rizvi, A., Pal, S., Jackson, D., & Saadabadi, A. (2024, April 20). Suicidal ideation. StatPearls – NCBI Bookshelf. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK565877/

Klonsky, E. D., & May, A. M. (2015). The Three-Step Theory (3ST): A new theory of suicide rooted in the “Ideation-to-Action” framework. International Journal of Cognitive Therapy, 8(2), 114–129.

World Health Organization. ICD 11. 2019. Nguyễn Thị Thu Sương. Tỷ lệ tự sát và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ. 2024.

Klonsky, E. D., & May, A. M. (2015). The Three-Step Theory (3ST): A new theory of suicide rooted in the “Ideation-to-Action” framework. International Journal of Cognitive Therapy, 8(2), 114–129.

Nicholas A Cummings, Janet L Cummings. Refocused Psychotherapy as the First Line Intervention in Behavioral Health. 2012. U.S. Department of Veterans Affairs. (n.d.). Suicide risk assessment guide.

Christopher Perlman, Ph.D., Eva Neufeld, M.A. (Ph.D. Candidate), Lynn Martin, Ph.D.
Suicide Risk Assessment Guide.

Phòng ngừa tự tử. https://cdcangiang.vn/index.php/2024/09/08/bai-013-09-24/#:~:text=Tr%C3%AAn%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%2C%20c%C3%B3%20kho%E1%BA%A3ng,ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20t%E1%BB%B1%20t%E1%BB%AD%20th%E1%BA%A5t%20b%E1%BA%A1i. Ngày truy cập: 23/09/2024.

Phiên bản hiện tại

01/10/2024

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Sương

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn

Bài viết này có hữu ích với bạn?


Bài viết liên quan

Trầm cảm là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe tâm thần là gì? Tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần