backup og meta

Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng và nguy cơ tự sát

Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng và nguy cơ tự sát

Bệnh trầm cảm nếu xem nhẹ và không được để ý sẽ có khả năng dẫn đến trầm cảm nặng và có nguy cơ tự sát. Vậy dấu hiệu trầm cảm nặng là gì?

Trầm cảm nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Vậy làm sao nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát? Bạn nên làm gì để ngăn chặn những kết cuộc đau lòng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Trầm cảm nặng là gì?

Trầm cảm được chia làm 3 mức độ khác nhau: Trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng.

Trầm cảm nặng là loại rối loạn cảm xúc nghiêm trọng khiến người bệnh luôn cảm thấy rất buồn, giảm hứng thú, suy nghĩ tiêu cực và có nguy cơ dẫn tới tự tử rất cao. Khi bị trầm cảm nặng, họ có thể tự làm hại bản thân, có những suy nghĩ về cái chết một cách thụ động hoặc ý tưởng muốn tự sát có hay không có kế hoạch cụ thể, và nặng hơn là các nỗ lực thực hiện hành vi tự sát.

Những người bị trầm cảm nặng có thể có nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng có thể bao gồm ăn nhiều hơn hoặc chán ăn, thay đổi khẩu vị dẫn đến thay đổi cân nặng, có thể giảm cân hoặc tăng cân đáng kể, khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn và thường xuyên nghĩ đến cái chết hoặc tự tử. Trầm cảm nặng có thể làm giảm hoặc mất các thú vui trong cuộc sống thường ngày, khiến họ tự cô lập mình với xã hội, không muốn tỉnh dậy hay ra khỏi nhà. Các triệu chứng khác của trầm cảm bao gồm hay quên, mất tập trung, thiếu do dự và sự quyết đoán, tự ti về bản thân mình. Đồng thời, người mắc trầm cảm có thể bị chậm chạp về cả tinh thần và hoạt động thể chất. Trên đối tượng trẻ em và người lớn tuổi, có thể có biểu hiện cáu gắt và kích động. 

>>> Đọc thêm: 14 điều nên và không nên làm khi giúp người bị trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm nặng

dấu hiệu trầm cảm nặng

Rối loạn trầm cảm chủ yếu ảnh hưởng đến tâm trạng:

  • Khiến một người cảm thấy luôn buồn hoặc tiêu cực trong một thời gian dài, gần như xuất hiện mỗi ngày và hầu hết thời gian trong ngày.
  • Họ không còn động lực hay niềm vui, thích thú để làm bất cứ việc nào như trước.

Trầm cảm nặng có dấu hiệu gì? Theo nghiên cứu 2018 cho thấy một số triệu chứng phổ biến hơn ở những người bị trầm cảm nặng như:

  • Tâm trạng luôn chán nản: Tâm trạng luôn cảm thấy buồn, hoặc tức giận cùng lúc, ngay cả khi những điều tốt đẹp diễn ra. Đôi khi đó là cảm giác trống rỗng và vô vọng.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh mắc chứng khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường. Người bệnh có thể ngủ khó vào giấc (mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ), ngủ không sâu giấc hoặc bị thức dậy giữa đêm và có thể dậy sớm hơn so với bình thường, không phục hồi được năng lượng sau một giấc ngủ. 
  • Rối loạn ăn uống: Những người bị trầm cảm nặng, họ có thể thay đổi khẩu vị, cảm giác thèm ăn: dễ dàng giảm hoặc tăng cân một cách đột ngột trong thời gian ngắn.
  • Chậm chạp tâm thần vận động hoặc kích động: Một số người bị trầm cảm nặng thường cảm thấy chậm chạp đi về cả suy nghĩ và hành động. Họ cảm thấy không muốn di chuyển hoặc di chuyển nặng nề, chậm chạp. Hoặc ngược lại, một số người sẽ biểu hiện bứt rứt, bồn chồn, thậm chí kích động. 
  • Suy nghĩ tới tự tử: Biểu hiện rõ hơn là người bệnh thường có ý nghĩ tự tử hoặc tự làm hại bản thân. Đôi khi chỉ là những suy nghĩ về cái chết thụ động, chẳng hạn họ muốn ngủ một giấc và không muốn dậy nữa. Hoặc có khi là những suy nghĩ chủ động muốn chết, có thể lên kế hoạch hoặc không nhưng chưa thực hiện. Hoặc nặng hơn, một số bệnh nhân sẽ cố gắng thực hiện hành vi tự sát. 
  • Mất niềm vui: Dù là niềm vui nhỏ hay từ những hoạt động họ từng yêu thích thì khi bị trầm cảm nặng, người bệnh cũng đánh mất hoặc giảm đi niềm vui mà họ từng có.
  • Cảm giác tội lỗi và vô giá trị: Trầm cảm nặng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân và lòng tự trọng. Điều này khiến người mắc trầm cảm cảm thấy tội lỗi hoặc vô giá trị.
  • Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, người bị trầm cảm nặng xuất hiện những ảo giác hoặc hoang tưởng
  • Cảm giác bất lực và vô vọng.

Mặc dù không rõ chính xác thời điểm nào người bệnh bị trầm cảm nặng, tuy nhiên dấu hiệu trầm cảm nặng của người bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Trầm cảm nặng sẽ là rào cản lớn để họ có thể bước vào một mối quan hệ nghiêm túc hay mối quan hệ có ý nghĩa nào. Đối với một số người, trầm cảm khiến họ bắt đầu một vòng luẩn quẩn với những khó khăn trong cuộc sống. 

>>> Tìm hiểu thêm: Cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần phải không?

Nguyên nhân trầm cảm nặng

dấu hiệu trầm cảm nặng

Trầm cảm nặng là một tình trạng bệnh lý phức tạp, bởi có nhiều nguyên nhân tác động tới như các yếu tố: sinh học, xã hội và tâm lý. Vì vậy các chuyên gia tâm lý gọi đây là mô hình tâm lý xã hội sinh học.

Đối tượng mắc trầm cảm nặng thường là người mới mất việc hoặc trải qua biến cố lớn trong cuộc sống, căng thẳng khiến họ trầm cảm hơn. Theo nghiên cứu năm 2017 báo cáo rằng những người bị trầm cảm có nhiều khả năng ly hôn, hoặc gặp vấn đề trong mối quan hệ xung quanh!

Một số nguyên nhân khác dễ gây trầm cảm như:

  • Căng thẳng kéo dài do sống trong một môi trường bạo lực hoặc không ổn định
  • Sang chấn tâm lý: như do trở thành nạn nhân của lạm dụng hoặc tấn công tình dục
  • Di truyền: Nếu tiền sử gia đình, bố mẹ mắc bệnh trầm cảm trước đây thì nguy cơ con cái cũng mắc bệnh theo di truyền cao hơn người thường
  • Sử dụng rượu, ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác
  • Lạm dụng một số loại thuốc
  • Mắc một số các bệnh mãn tính và nghiêm trọng như u não, cách bệnh ung thư,… cũng dễ mắc mắc trầm cảm
  • Thiếu ngủ thường xuyên và trầm trọng.

>>> Xem thêm: Người hay nói chuyện một mình có bình thường?

Dấu hiệu trầm cảm nặng có nguy cơ tự sát

dấu hiệu trầm cảm nặng

Những dấu hiệu trầm cảm nặng cảnh báo tự tử như:

  • Thường đề cập tới việc muốn chết hoặc muốn tự sát
  • Tìm cách để tự hại bản thân hay tự sát, chẳng hạn như tìm kiếm mua thuốc tự tử trực tuyến hoặc tự làm đau bản thân bằng nhiều loại vũ khí khác nhau
  • Thường nói về cảm giác tuyệt vọng hoặc không còn lý do để sống
  • Hay nói về cảm giác bế tắc, bị mắc kẹt hoặc đau đớn không thể chịu đựng được
  • Than thở rằng bản thân trở thành gánh nặng cho người khác
  • Thường xuyên tiêu thụ các chất kích thích  rượu, thậm chí là ma túy
  • Dễ bị kích động, luôn lo lắng, cư xử thiếu thận trọng
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
  • Rút lui hoặc cảm thấy bị cô lập
  • Thể hiện sự giận dữ hoặc tìm kiếm cách trả thù
  • Tâm trạng thất thường

Một trong những thách thức để vượt qua bệnh trầm cảm nặng là cho dù thế nào thì họ luôn nhìn mọi sự việc tiêu cực. Rất khó thuyết phục rằng họ có thể vượt qua bệnh trầm cảm và họ tin rằng đó là lỗi của họ.

Nếu phát hiện người thân hoặc bạn bè có những biểu hiện tâm lý bất thường, bạn không nên loại trừ khả năng đó có thể là dấu hiệu mắc trầm cảm nặng sớm để ngăn chặn tình trạng bệnh trầm trọng hơn cũng như nguy cơ tự sát.

Trong trường hợp này, bạn nên:
  • Hỏi câu hỏi thăm dò ý định tự tử của người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hỏi rõ về ý định không làm tăng tỉ lệ tự sát mà còn giúp đỡ người thân, bạn bè có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
  • Thực sự lắng nghe người đó mà không phán xét
  • Ở bên với người đó để chia sẻ, động viên và thấu hiểu họ
  • Tìm đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần- tâm lý để nhận sự giúp đỡ 
  • Cố gắng loại bỏ mọi vũ khí, các loại thuốc hoặc các đồ vật có thể gây hại khác.

>>> Tham khảo thêm: Cách nói chuyện với người trầm cảm: 9 điều giúp họ vượt qua khó khăn

Nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm nặng sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ tự tử, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn, tìm cách dần dần quay trở cuộc sống trước và cải thiện sức khỏe tinh thần.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

DSM-5 Criteria and Depression Severity: Implications for Clinical Practice

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyt.2018.00450/full

Ngày truy cập 8/9/2022

Depression

https://www.nami.org/About-Mental-Illness/Mental-Health-Conditions/Depression/Treatment

Ngày truy cập 8/9/2022

Diagnostic And Statistical Manual Of Mental Disorders, Fifth Edition

https://dsm.psychiatryonline.org/doi/book/10.1176/appi.books.9780890425596

Ngày truy cập 8/9/2022

Depression: Alternative Therapies

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/9303-depression-alternative-therapies

Ngày truy cập 8/9/2022

Warning Signs of Suicide

https://www.nimh.nih.gov/health/publications/warning-signs-of-suicide

Ngày truy cập 8/9/2022

Phiên bản hiện tại

09/09/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Rối loạn lưỡng cực là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu test ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 09/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo