backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cách ứng xử tinh tế với những người bị nghiện

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 06/04/2018

    Cách ứng xử tinh tế với những người bị nghiện

    Hãy học cách ứng xử với người nghiện để xua tan tâm lý bối rối và sợ hãi nhằm giúp đỡ họ có thể bình tâm quay trở lại cuộc sống bình thường.

    Bạn có thể sẽ sợ rằng mình sẽ nói sai điều gì đó khiến cho người kia chạnh lòng nên sẽ dễ lảng tránh họ mặc dù không có ý kỳ thị. Tuy nhiên, điều bạn cần làm là đừng chần chừ. Hãy đến ngay bên họ và giúp đỡ người đó vượt qua cơn nghiện, quay về cuộc sống bình thường. Sau đây là một số chú ý giúp bạn nói chuyện với người có cơn nghiện dễ dàng hơn nhé.

    1. Hãy thử cảm nhận những cảm xúc của họ

    Cơn nghiện là một thứ độc dược chết người, khiến người nghiện cảm thấy khó chịu và khó chia sẻ với bất kỳ ai. Người bình thường sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi tìm hiểu về cảm xúc của người nghiện. Nhiều năm trước đây, những cơn nghiện đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người vì cảm giác khó chịu khi thiếu thuốc mang lại, đôi khi còn dẫn đến những cái chết thương tâm.

    Khi bạn nhận ra trong nhóm bạn của mình có một thành viên nghiện thuốc hay nghiện rượu, họ sẽ trải qua những ngày tháng rất khó chịu với những đêm không thể ngủ, sự bối rối, khó chịu và nỗi sợ hãi. Bạn có thể cảm nhận được những cảm xúc trên, thế nhưng để nói một điều gì đó, bạn cần phải suy nghĩ rất nhiều. Những lời nói có thể khiến họ ngại ngùng lần đầu, tuy nhiên ảnh hưởng sau này sẽ rất to lớn. Vì vậy, hãy suy nghĩ trên cương vị của người nghiện và thấu hiểu.

    2. Cảm thông với những cơn nghiện kỳ lạ của họ

    Không phải bất kỳ thứ gì đều là chất gây nghiện và không phải bất kỳ người nghiện nào cũng có triệu chứng nghiện như nhau. Bạn cần hiểu rõ ràng hai khái niệm trên để có thể hiểu hoàn toàn và chia sẻ với người nghiện.

    Có rất nhiều người lệ thuộc vào thuốc nhưng không nhận ra. Không phải chỉ có những loại thuốc cấm hay thuốc không rõ nguồn gốc khiến bạn gây nghiện. Người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau cũng có thể bị nghiện thuốc, ngay cả khi bác sĩ đã kê những loại thuốc đó. Thực tế, những thứ không phải chất gây nghiện vẫn hoàn toàn có thể gây nghiện với bất kỳ người nào.

    Vì họ không sử dụng những thứ gây nghiện nhưng việc họ vẫn bị nghiện sẽ khiến tâm lý họ cảm thấy không thoải mái nên bạn càng cần cảm thông sâu sắc hơn thay vì chế giễu họ. Ví dụ như nghiện đi mua sắm, nghiện một món ăn cụ thể nào đó dù không tốt cho sức khỏe cũng tương tự như nghiện một loại thuốc nào đó.

    3. Thể hiện tình yêu và sự hỗ trợ

    Hãy thể hiện cho họ biết rằng bạn luôn bên cạnh bất kỳ lúc nào họ cần. Tình yêu không điều kiện của bạn sẽ khiến họ cảm thấy an toàn và tốt hơn.

    Tuy nhiên, hỗ trợ không đồng nghĩa với việc chiều chuộng. Hãy chỉ giúp đỡ họ trong những việc cần thiết và nghiêm khắc khi họ nghĩ đến việc dùng thuốc. Hãy giải thích cho họ biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục nghiện thuốc. Nếu bạn không làm rõ vấn đề, họ sẽ không có bất kỳ nguyên nhân nào để từ bỏ thuốc. Hiện nay, việc lạm dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên đã không còn là vấn đề xa lạ, vì thế chúng ta cần phải nghiêm khắc hơn nhằm hạn chế tình trạng trên.

    4. Duy trì hành động giúp đỡ

    Khi trò chuyện với người nghiện, hãy đưa thông điệp thật rõ ràng và nhất quán. Chẳng hạn, không thảo luận với họ những điều mà chứng nghiện thuốc khiến bạn lo lắng mà chỉ nhìn cách họ làm. Khi đó, bạn đang đưa ra một thông điệp gây bối rối và khiến mọi thứ phức tạp hơn. Bạn sẽ chỉ giúp kiểm tra, quản lý và giúp đỡ quá trình họ cai nghiện mà thôi.

    Ngoài ra, hãy tránh buộc tội hay phê phán. Thay vào đó, bạn nên thể hiện sự thông cảm trong trường hợp của họ. Tránh nói những điều tiêu cực, thay vào đó hãy thể hiện cho họ biết rằng bạn đang lo cho sức khỏe của họ hay những khó khăn mà họ sẽ phải đối mặt sắp tới nhé.

    Bạn nên giữ lời hứa và cố gắng giúp đỡ họ nhiều nhất có thể. Việc họ khó khăn từ bỏ việc nghiện ngập có thể sẽ khiến bạn nản lòng và muốn bỏ cuộc, tuy nhiên nếu bạn làm vậy thì sẽ khiến động lực cố gắng chữa trị của người nghiện bị giảm sút mạnh đó.

    5. Khuyến khích người nghiện điều trị

    Liên tục nói về những điều tiêu cực trong thế giới nghiện sẽ chỉ khiến người nghiện cảm thấy lo âu hơn. Thay vào đó, hãy thử nói về những lợi ích của việc điều trị và sống lành mạnh. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ chữa trị từ nhiều nguồn sẵn có trong cộng đồng.

    Hãy giúp người nghiện cảm thấy an tâm khi tham gia vào các khóa điều trị, những nhóm hỗ trợ và các dịch vụ khác. Đôi khi, họ chỉ cần một bờ vai để tựa vào hay một người biết lắng nghe. Hãy tạo một kế hoạch chữa trị bao gồm thực hiện những sở thích của người nghiện nhằm giúp họ cảm thấy tốt hơn trong thời gian khó khăn nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 06/04/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo