- Những cú sốc tâm lý trong quá khứ như xâm hại tình dục, bạo hành thể chất, quan hệ gia đình căng thẳng cao độ, mất đi người thân, đặc biệt trong thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh về tâm thần.
- Bạo lực học đường hoặc những trải nghiệm tiêu cực trong môi trường giáo dục tác động rất lớn tới sức khỏe tâm thần tổng thể của trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi đi học.
- Lạm dụng chất gây nghiện, rượu và thuốc lá khi tuổi còn quá nhỏ hoặc những người nghiện đã trưởng thành cũng là những yếu tố nguy cơ.
Biết bệnh tâm thần có di truyền không sẽ giúp ích được gì?
Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng sẽ khác nhau rất nhiều giữa từng người cùng mắc bệnh tâm thần trong một gia đình. Thay vì việc lo lắng bệnh tâm thần có di truyền không mà không dám sinh con, bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhỏ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh cho con trong tương lai.
Chăm sóc đặc biệt khi mang thai
Các mẹ bầu hãy:
- Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, đặc biệt là acid folic (vitamin giúp dự phòng khuyết tật ống thần kinh ở trẻ),
- Không dùng thuốc bừa bãi nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ
- Hạn chế dùng điện thoại và các thiết bị phát sóng liên tục
- Ăn thực phẩm sạch
- Đổi môi trường sống trong lành
- Luôn vui vẻ, tránh tình trạng trầm cảm trước và sau sinh.
Thời kỳ này, cha mẹ có thể cho con nghe nhạc, thường xuyên trò chuyện với bé để nuôi dưỡng tâm hồn và sự gắn kết với gia đình.

Nuôi dạy con những tháng năm đầu đời
Trẻ nhỏ cũng nên được sử dụng thiết bị điện tử vừa phải (30 – 60 phút mỗi ngày), dành thời gian cho hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc. Những âm thanh, ánh sáng, màu sắc từ điện thoại di động và tivi có thể kích thích não bộ của trẻ, khiến con có nguy cơ trở nên bạo lực, hung hăng, tăng động và giảm chú ý hơn. Đó là chưa kể những nội dung không được kiểm soát có thể khiến bé học hỏi điều xấu.
Bạn nên dành thời gian chơi với con, tránh để trẻ bị cô độc hay bạo hành, lạm dụng mà không hay biết. Ngoài ra, một số kim loại nặng trong màu vẽ hay sơn (chì) có thể khiến con bị nhiễm độc. Các cha mẹ cần lưu ý tránh để con tiếp xúc.
Cuối cùng, bạn cần có kế hoạch nuôi dạy phù hợp, nên mềm mỏng, kiên nhẫn, tích cực sử dụng những lời khen để động viên con, hướng dẫn con tuân theo kỷ luật. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể tham gia một số khóa học, đọc sách về nuôi dạy trẻ.
Điều chỉnh lối sống của con và những thành viên khác
Ngoài rủi ro bệnh tâm thần có di truyền không thì bất kể ai cũng có tỷ lệ mắc bệnh mà không cần yếu tố di truyền nào tác động. Vì vậy, không thể bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong suốt cuộc đời.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Não bộ cần dinh dưỡng khác nhau để khỏe mạnh và hoạt động tốt. Bạn nên ăn đa dạng thực phẩm, nhất là thực phẩm giàu omega – 3 và chất chống oxy hóa như cá, rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt; không lạm dụng chất bảo quản, chất điều vị nhân tạo, hương liệu tổng hợp (bột ngọt, bột nêm, các thực phẩm đóng hộp…).
- Nâng cao đời sống tinh thần: Thể hiện tình cảm, sự quan tâm nhẹ nhàng và sẻ chia để tất cả các thành viên trong gia đình luôn được sống trong không khí vui vẻ, tránh những áp lực tinh thần quá mức. Bạn và người thân nên tham gia những hoạt động nuôi dưỡng tâm thần như thiền, yoga.
- Tập thể dục: Hoạt động này giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, mang lại giấc ngủ ngon, điều hòa nhịp tim và nhịp thở. Mỗi người nên rèn luyện thể chất trong 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Các bài tập đơn giản mà hiệu quả tốt gồm có đi bộ nhanh, bơi lội và đi xe đạp.
- Ngủ đủ giấc: Từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm và duy trì giờ ngủ đều đặn.
- Học một kỹ năng mới: Học hỏi giúp mọi người tự tin, kết nối với người khác và cũng là cách để tinh thần khỏe mạnh. Bạn có thể thử học nấu món ăn mới, học vẽ…
- Không lạm dụng ma túy các loại và rượu bia: Đây là một trong những yếu tố đóng góp rất lớn vào sự hình thành các bệnh tâm thần.
Như vậy, “bệnh tâm thần có di truyền không” thì câu trả lời là không hoàn toàn mà chỉ làm tăng nguy cơ. Bạn có thể giảm tỷ lệ này cho con và các thành viên khác trong suốt cuộc đời bằng một lối sống lành mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!