backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tất tần tật thông tin về dị tật mống mắt

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 23/03/2022

    Tất tần tật thông tin về dị tật mống mắt

    Dị tật mống mắt (khiếm khuyết mống mắt) là một rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến tầm nhìn, có thể gây suy giảm thị lực.

    Mống mắt là khu vực có màu, bao quanh đồng tử. Mống mắt có các cơ giúp đồng tử co giãn. Ngoài ra, mống mắt còn có nhiệm vụ điều hòa lượng ánh sáng đi vào mắt bằng cách điều chỉnh kích thước của đồng tử.

    Mống mắt cũng giúp xác định màu mắt của một người. Ví dụ, người mắt nâu thường có mống mắt nhiều sắc tố, trong khi người mắt xanh dương hoặc màu sáng hơn sẽ có mống mắt ít sắc tố hơn. Mống mắt có nhiều vai trò quan trọng đối với thị lực. Vậy sẽ ra sao nếu một người bị dị tật mống mắt? Làm thế nào để điều trị tình trạng này? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

    Dị tật mống mắt là gì?

    Dị tật mống mắt là tình trạng “không có mống mắt”, là một rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến thị lực. Tình trạng này đặc trưng bởi mống mắt không hoàn thiện (khiếm khuyết).

    Tình trạng này cũng khiến cho các khu vực khác ở mắt không thể phát triển, như dây thần kinh thị giác hoặc điểm vàng.

    Người bị khiếm khuyết mống mắt cũng có thể mắc các tình trạng về mắt khác. Ảnh hưởng của các bệnh này đối với mỗi người sẽ không giống nhau. Do đó, một số người bệnh có thể chỉ nhìn rõ một phần hoặc mù, nhưng một số người khác sẽ có thị lực bình thường.

    Ảnh hưởng của dị tật mống mắt đối với thị lực

    Thực tế, mống mắt dị tật không chỉ ảnh hưởng đến mống mắt, mà còn tác động đến các cấu trúc phát triển trong mắt. Điều này có thể dẫn đến suy giảm thị lực.

    Mức độ nghiêm trọng của dị tật ở mỗi người không giống nhau. Một số người sẽ bị ảnh hưởng nhẹ, nhưng cũng có người mắc các bất thường thị lực nghiêm trọng, cụ thể:

    Sự phát triển của mống mắt

    Một số người bị dị tật sẽ có mống mắt khiếm khuyết một phần nhỏ. Một số khác sẽ có mống mắt khiếm khuyết hoàn toàn. Lúc này, vẫn còn lại một chút mô mống mắt ban đầu. Bác sĩ có thể phát hiện tình trạng này khi dùng kính hiển vi để kiểm tra mắt.

    Nhạy cảm với ánh sáng

    nhạy cảm với ánh sáng trong dị tật mống mắt

    Do mống mắt có nhiệm vụ ngăn chặn và hấp thụ các ánh sáng vào mắt, nên người bị dị tật mống mắt có thể rất dễ nhạy cảm với ánh sáng và thường phải nheo mắt để nhìn.

    Tăng nhãn áp

    Tăng nhãn áp có thể xảy ra khi có sự phát triển bất thường ở các góc mắt (vùng mắt chịu trách nhiệm hút nước mắt), tắc nghẽn góc mắt do mô mống mắt ban đầu còn sót lại hoặc hẹp góc mắt.

    Các vấn đề về giác mạc

    Người bị dị tật mống mắt thường thiếu hụt các tế bào gốc vùng rìa giác mạc. Những tế bào gốc này chịu trách nhiệm duy trì sức khỏe và tính toàn vẹn của giác mạc.

    Khi các tế bào gốc này bị thiếu hụt, kết mạc có thể phát triển trên giác mạc và giác mạc không thể lành lại dễ dàng sau một chấn thương hoặc trầy xước. Cuối cùng, bạn sẽ có vết sẹo hoặc các mạch máu bất thường ở giác mạc. Những thay đổi ở giác mạc này có thể gây suy giảm thị lực.

    Thủy tinh thể bất thường

    Người bị dị tật mống mắt cũng có nguy cơ cao hơn mắc các bất thường về thủy tinh thể, chẳng hạn như đục thủy tinh thể hoặc thủy tinh thể lệch chỗ.

    Các vấn đề về võng mạc

    Những người mắc bệnh dị tật mống mắt thường bị giảm sản hố thị giác, nghĩa hố mắt kém phát triển. Hố mắt là một phần của võng mạc chịu trách nhiệm giúp bạn có thể nhìn rõ mọi vật.

    Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị giảm sản dây thần kinh thị giác chịu trách nhiệm truyền tín hiệu thị giác từ mắt đến não.

    Rung giật nhãn cầu

    Trẻ sơ sinh bị dị tật mống mắt có thể mắc rung giật nhãn cầu. Đặc trưng của tình trạng này là các cử động mắt bất thường, nhanh chóng từ bên này sang bên kia hoặc lên xuống không kiểm soát được.

    Làm sao để điều trị dị tật mống mắt?

    nên đeo kính râm khi bị dị tật mống mắt

    Do dị tật mống mắt ảnh hưởng mắt theo nhiều cách khác nhau nên các phương pháp điều trị cũng rất đa dạng:

    • Dùng kính áp tròng màu hoặc màu đục cải thiện thẩm mỹ vẻ ngoài của mống mắt cũng như cải thiện thị lực và giảm thiểu ánh sáng chói.
    • Đeo kính râm nếu bạn có triệu chứng sợ ánh sáng và lóa.
    • Một số người có thể làm phẫu thuật mống mắt nhân tạo, nhưng sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng từ thủ thuật.
    • Sử dụng nước mắt nhân tạo để bôi trơn nhãn cầu có thể giúp duy trì sức khỏe của giác mạc.
    • Đối với bệnh giác mạc nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật nâng cao hơn, bao gồm cấy ghép tế bào gốc để thay thế một số tế bào gốc bị thiếu.
    • Những người bị đục thủy tinh thể có thể cần phẫu thuật để loại bỏ đục thủy tinh thể.
    • Những người mắc dị tật nên được theo dõi chặt chẽ bệnh tăng nhãn áp và được điều trị phù hợp bằng thuốc, laser hoặc phẫu thuật.

    Dị tật mống mắt có thể gây ra các tình trạng về mắt nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến suy giảm thị lực. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm có ý nghĩa rất lớn để dị tật không tiến triển thêm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 23/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo