backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Siêu âm ổ bụng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngà Trương · Ngày cập nhật: 01/06/2020

    Siêu âm ổ bụng

    Tìm hiểu chung

    Siêu âm ổ bụng là gì?

    Siêu âm ổ bụng (còn gọi là siêu âm bụng) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện bằng cách dùng đầu dò siêu âm của máy để thu lại hình ảnh, giúp quan sát cấu trúc các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng của người bệnh. Từ kết quả đó, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán và phương hướng điều trị phù hợp nếu phát hiện điểm bất thường.

    Kỹ thuật này là phương pháp sàng lọc phổ biến khi cần xác định phình động mạch chủ bụng. Ngoài ra, siêu âm ổ bụng còn có thể được sử dụng để chẩn đoán hoặc loại trừ nhiều tình trạng bệnh lý khác.

    Khi nào bạn cần thực hiện siêu âm ổ bụng?

    Cần đến viện kiểm tra ổ bụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường như: 

    • Đau bụng râm ran nhiều ngày, có khi đau dữ dội
    • Tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa
    • Chán ăn
    • Nôn ói dẫn đến sụt cân nghiêm trọng
    • Viêm đau dạ dày
    • Sờ hoặc cảm nhận thấy có khối u trong ổ bụng…

    Siêu âm ổ bụng sẽ thăm khám và đánh giá được những tổn thương ở các cơ quan trong ổ bụng về:

    • Mạch máu trong bụng
    • Túi mật
    • Ruột
    • Thận
    • Gan
    • Tuyến tụy
    • Lách
    • Bàng quang
    • Tử cung, buồng trứng…

    Ngoài ra, các bác sĩ khuyên nên siêu âm ổ bụng để sàng lọc phình động mạch chủ bụng ở nam giới từ 65-75 tuổi, đặc biệt là người hút thuốc lá hoặc từng phải cai thuốc. Bên cạnh đó, người không hút thuốc (cả nam và nữ) cũng có thể cần sàng lọc bằng siêu âm nếu trong gia đình có người thân mắc phình động mạch chủ bụng.

    Điều cần thận trọng

    Siêu âm ổ bụng có nguy hiểm không?

    Siêu âm ổ bụng khác với chụp X-quang vì không sử dụng các phóng xạ ion hóa mà là sóng âm thanh công suất thấp nên khá an toàn với con người, chưa ghi nhận rủi ro nào từng xảy ra.

    Quy trình thực hiện

    Siêu âm ổ bụng

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Trước khi thực hiện

    Trước khi siêu âm bụng, người bệnh nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng. Có thể lựa chọn đi siêu âm buổi sáng vì bụng đói sẽ giúp cho kết quả được chính xác hơn.

    Trước khoảng 30 – 60 phút, người bệnh nên uống nhiều nước và nhịn tiểu, mặc đồ rộng rãi, thoải mái để có thể dễ dàng thực hiện (nữ không nên mặc váy). Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ một số lưu ý của bác sĩ để cho kết quả chính xác, đặc biệt là khi siêu âm phần tử cung, tiền liệt tuyến…

    Một số loại thuốc nhất định cũng có thể không được dùng trước khi siêu âm ổ bụng, do đó người bệnh cần tham vấn thêm ý kiến bác sĩ.

    Khi vào phòng siêu âm, người bệnh nằm ngửa trên giường siêu âm, kéo áo cao lên ngang ngực và kéo quần thấp xuống ngang xương mu. Một số cơ sở y tế có thể có áo choàng bệnh nhân để người bệnh thay.

    Trong khi thực hiện

    Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, tiền căn và khám lâm sàng cho người bệnh. Sau đó, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên tiến hành bôi một lượng gel trong lên đầu dò, khu vực bụng rồi đặt đầu dò tiếp xúc vào vùng bụng của cơ thể người bệnh, ấn nhẹ và di chuyển đầu dò quanh khu vực cần siêu âm. Đầu dò sẽ thu được hình ảnh và gửi kết quả đến màn hình máy để bác sĩ theo dõi, thăm khám và đưa ra kết quả chẩn đoán cho người bệnh.

    Sau khi thực hiện

    Người bệnh sẽ tự lau đi phần gel trong bằng khăn giấy. Một phiên siêu âm ổ bụng thông thường mất khoảng 30 phút để hoàn thành và không gây đau. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số khó chịu tạm thời nếu kỹ thuật viên ấn đầu dò siêu âm vào vị trí đang bị đau.

    Ngay sau khi kết thúc siêu âm, người bệnh có thể trở lại những hoạt động thường nhật.

    Kết quả của xét nghiệm

    Kết quả của siêu âm ổ bụng là gì?

    Sau khi siêu âm bụng, bác sĩ sẽ cho người bệnh cái nhìn tổng quan về kết quả. Một số bệnh lý của các tạng thuộc ổ bụng mà việc siêu âm có thể giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán hiệu quả là:

  • Bệnh gan mật: Gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, viêm túi mật, sỏi mật
  • Bệnh về hệ tiêu hóa: Viêm ruột thừa, đau dạ dày, hình thành các khối u, cục máu đông
  • Bệnh về tụy: Sỏi tụy, viêm tụy, ung thư tụy
  • Bệnh về gan: Viêm gan mạn tính, xơ gan, gan xơ hóa, ung thư gan
  • Bệnh thận – tiết niệu: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu, ung thư thận, tắc nghẽn thận, ung thư bàng quang, ung thư niệu quản
  • Bệnh hệ sinh dục: U xơ tử cung, u buồng trứng, u tiền liệt tuyến…
  • Các bệnh khác: Bệnh phình động mạch chủ bụng, có chất lỏng tích tụ trong ổ bụng, đánh giá dịch trong bụng, khoang màng phổimàng ngoài tim.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm, kiểm tra bổ sung.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngà Trương · Ngày cập nhật: 01/06/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo