Hiểu rõ bao nhiêu độ là sốt để điều trị hiệu quả
Hầu hết các trường hợp sốt nhẹ dưới 38,3°C (101°F) không cần điều trị và có thể tự khỏi bằng các phương pháp hạ sốt tại nhà. Cụ thể như sau:

Điều trị sốt ở trẻ em tại nhà
Sau khi xác định bao nhiêu độ là sốt thì việc điều trị chủ yếu là hạ sốt và giảm sự khó chịu của trẻ. Một số biện pháp hạ sốt tại nhà cho trẻ bạn có thể áp dụng như:
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng
- Cho đắp chăn nếu trẻ cảm thấy lạnh
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt không được tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ
- Nếu trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, hãy cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen.
Điều trị sốt ở người lớn
Sau khi đo nhiệt độ và xác định bao nhiêu độ là sốt ở người lớn thì mục tiêu chính của việc điều trị là giảm bớt sự khó chịu, nhanh chóng hạ sốt và phục hồi sức khỏe.
Đối với người lớn, bạn nên hạ sốt bằng cách:
- Uống nhiều nước để giữ đủ nước cho cơ thể, có thể uống nước bù điện giải như oresol hoặc nước lọc
- Mặc quần áo mỏng nhẹ, thông thoáng
- Đắp chăn nhẹ nếu cảm thấy lạnh, cho đến khi hết lạnh
- Tắm nước ấm
- Uống thuốc hạ sốt acetaminophen hoặc ibuprofen.
Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp dược sĩ: Liều dùng thuốc hạ sốt cho người lớn là bao nhiêu?
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Trẻ em
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt thì cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:
- Sốt cao trên 40°C (104°F)
- Sốt không đổ mồ hôi
- Khó chịu hoặc hành động bất thường và không cải thiện sau khi dùng thuốc hạ sốt
- Các dấu hiệu và triệu chứng của mất nước, chẳng hạn như không ướt tã trong vòng 8 đến 10 giờ, khóc không ra nước mắt, khô miệng, nước tiểu sẫm màu hoặc không chịu uống chất lỏng
- Cứng cổ
- Buồn ngủ
- Thở không đều, thở nhanh, lõm ngực
- Phát ban màu tím
- Đau tai khiến trẻ ngoáy tai thường xuyên
- Đau họng kéo dài
- Tiêu chảy, nôn mửa
- Đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên
- Co giật
- Sốt kéo dài hơn 5 ngày liên tiếp.
Đối với người lớn

Sốt nhẹ thường không đáng lo ngại ở người lớn, nhưng nếu sốt cao từ 38,9°C (102°F) trở lên cần được điều trị. Hãy đưa bệnh nhân đến bác sĩ nếu họ bị sốt và kèm theo bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây:
- Khó thở
- Tức ngực
- Nhức đầu dữ dội
- Lú lẫn hoặc kích động
- Co giật
- Đau bụng
- Nôn nhiều lần
- Khô miệng, giảm hoặc nước tiểu sẫm màu, hoặc từ chối uống chất lỏng, có thể là dấu hiệu mất nước
- Viêm da
- Khó nuốt chất lỏng
- Đau khi đi tiểu hoặc đau ở lưng.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bao nhiêu độ là sốt để bạn chủ động điều trị ngay tại nhà, trước khi sốt cao và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Sốt là tình trạng xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn nhưng không vì thế mà bạn chủ quan nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!