backup og meta

Sốt đau đầu là do đâu? 9 nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục

Sốt đau đầu là do đâu? 9 nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục

Sốt đau đầu có thể do các bệnh thông thường, có thể tự điều trị tại nhà nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo những tình trạng nghiêm trọng, cần sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Vì vậy, bạn nên biết về những nguyên nhân gây sốt đau đầu thường gặp, các triệu chứng mắc kèm khác trong từng trường hợp để sớm có hướng xử trí phù hợp.

Dưới đây là 9 nguyên nhân gây sốt cao đau đầu phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, được liệt kê theo mức độ nghiêm trọng tăng dần. 

Sốt đau đầu là do đâu?

1. Đi nắng khiến cơ thể mất nước

Hoạt động nhiều dưới ánh nắng mặt trời khiến cơ thể bị mất nước sẽ khiến một số người bị đau đầu sốt nhẹ. Đây là nguyên nhân vô hại và bạn chỉ cần uống đủ nước, nghỉ ngơi là sẽ hồi phục lại. 

Tuy nhiên, bạn vẫn nên đội nón mũ và mặc áo chống nắng khi ra ngoài trời, luôn uống đủ nước khi trời nóng, đổ mồ hôi nhiều nhằm tránh tình trạng say nắng

Say nắng rất nguy hiểm với dấu hiệu điển hình là sốt cao trên 40 độ, đau nhói đầu, buồn nôn, da nóng đỏ, tim đập nhanh, thở gấp, mê sảng, co giật và ngất xỉu. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến hư hại não, thận, cơ bắp.

2. Sốt cao và đau đầu cũng có thể là cảm cúm

Cảm cúm là nguyên nhân gây sốt nóng lạnh, nhức mỏi, đau đầu, ho, chảy nước mũi.

Cảm cúm có thể tự khỏi khi cơ thể đã sản xuất đủ kháng thể chống lại virus. Quá trình này mất trung bình khoảng một tuần.

Tuy nhiên, thời gian này bạn sẽ rất khó chịu vì những cơn sốt đau nhức người và có thể sử dụng một số loại thuốc nhằm giảm triệu chứng như thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen, thuốc giảm ho, thuốc trị nghẹt mũi. Bên cạnh đó, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

3. Sốt cao đau đầu sau khi tiêm vắc xin

Đây là phản ứng bình thường của cơ thể trong quá trình tạo kháng thể chống lại bệnh tật. Phần lớn vắc xin gây sốt sau 24 giờ tiêm nhưng nó cũng có thể kéo dài tới 4 tuần (vắc xin thủy đậu). 

Hãy hỏi bác sĩ về cách xử lý những phản ứng sau khi tiêm vắc xin nhé!

Sốt đau đầu sau khi tiêm vắc xin

4. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Tình trạng nhiễm trùng toàn thân do bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn gây ra sốt, đau đầu, đau họng cho trẻ lớn và người lớn. Biểu hiện khác bao gồm sưng hạch, co giật, nổi mẩn, vàng da nhưng ít gặp hơn.

Với trẻ nhỏ hầu như không gặp phải triệu chứng gì.

Bệnh này được điều trị chủ yếu bằng việc nghỉ ngơi, kiêng vận động nặng, chỉ những trường hợp nặng bác sĩ mới chỉ định dùng thuốc corticosteroid.

5. Triệu chứng sốt đau đầu ở bệnh nhân HIV giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu nhiễm virus HIV, người nhiễm sẽ có dấu hiệu sốt đau đầu, ho khan. Hãy để ý thêm những dấu hiệu toàn thân khác như nổi hạch, mệt mỏi kéo dài trên một tuần, sụt cân, đổ mồ hôi đêm, khó chịu về cả thể chất lẫn tâm lý…

6. Viêm xoang do vi khuẩn

Sốt nhức đầu xảy ra trong bệnh viêm xoang do vi khuẩn (nhiễm trùng xoang) cùng với hàng loạt những triệu chứng khác như đau hoặc sưng mặt, đau tai, đau răng, chảy dịch đặc ở mũi. Cơn đau tăng lên khi nghiêng người về phía trước.

Dù viêm xoang do vi khuẩn gây nhiều triệu chứng khó chịu, nhưng hầu như chỉ cần dùng kháng sinh, nghỉ ngơi, truyền dịch và xông hơi là có thể nhanh chóng khỏe lại sau một tuần hoặc lâu hơn chút. Bệnh này rất hiếm khi gây biến chứng.

Để điều trị sốt đau đầu trong viêm xoang thực sự hiệu quả, bạn phải đi khám để bác sĩ tìm ra chính xác loại vi khuẩn là gì, từ đó kê đơn loại kháng sinh phù hợp. Nếu đã dùng thuốc vài ngày mà sốt vẫn kéo dài thì nên thông báo lại cho bác sĩ điều trị.

7. Sốt nhức đâu do viêm màng não

Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, gây ra sốt đau đầu buồn nôn nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh còn gây triệu chứng cứng cổ, lú lẫn, nôn, phát ban, nhạy cảm với ánh sáng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gặp đầy đủ các dấu hiệu này. Một số ít bệnh nhân có biểu hiện co giật, đau khớp và suy giảm thần kinh.

Điều trị viêm màng não - Nguyên nhân gây sốt cao đau đầu nguy hiểm nhất

Nếu nghi ngờ mình bị sốt cao đau đầu liên quan đến viêm màng não, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành chọc dò tủy sống, lấy dịch não tủy để phân tích xem có bị nhiễm trùng hay không, loại tác nhân gây nhiễm trùng là gì và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần làm thêm xét nghiệm máu. 
Trường hợp viêm màng não nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bệnh nhân hạ sốt và giảm đau nhức người, kết hợp với uống nhiều nước. Tuy nhiên, trường hợp nặng bác sĩ cần kết hợp kháng sinh, kháng virus,…tùy theo nguyên nhân gây bệnh đồng thời giúp ngăn ngừa các di chứng nguy hiểm về sau như phù não hay động kinh.
Cụ thể xem thêm: Viêm màng não

Sốt đau đầu do viêm màng não

8. Viêm não

Đây cũng là dạng nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương, do vi khuẩn, nấm hay virus gây ra. Triệu chứng của viêm não tương tự như viêm màng não, chỉ khác ở chỗ vì trong não bị tấn công nên sẽ có thêm những bất thường về chức năng não. Cụ thể, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn về vận động và cảm giác, thậm chí là tê liệt.

Viêm não cần được điều trị càng sớm càng tốt.

9. Áp xe não

Sốt đau đầu do áp xe não rất hiếm gặp, nhưng lại có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Trong não của họ chứa đầy dịch bị nhiễm trùng, khiến áp lực nội sọ tăng cao và đè nén vào mô não. Người bệnh cũng có biểu hiện sốt nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn và rối loạn chức năng thần kinh.

Áp xe não được chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vi tính (CT scan) sọ não và điều trị bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch, có thể kết hợp với phẫu thuật dẫn lưu dịch trong ổ áp xe ra ngoài.

10. Những nguyên nhân gây sốt đau đầu khác

Ngoài 9 nguyên nhân kể trên, sốt nhức đầu còn có thể do một số các bệnh và tình trạng khác hiếm gặp hơn, đó là:

Các tình trạng này đều phải được đánh giá thận trọng bởi bác sĩ chuyên khoa, trên cơ sở đã làm những xét nghiệm chuyên sâu.

Khắc phục tại nhà khi bị sốt đau đầu

Một số mẹo tại nhà có thể giúp bạn hạ sốt và làm dịu cơn đau đầu, chẳng hạn như:

  • Uống thuốc hạ sốt giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Xông
  • Lau bẹn, nách bằng khăn ấm
  • Xoa bóp thái dương với dầu gió
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây

Dù vậy, đừng bao giờ chủ quan trước tình trạng sốt đau đầu. Nếu bạn có mắc kèm các triệu chứng khác (đã được trình bày trong từng bệnh) hoặc sốt và đau đầu kéo dài thì đừng chần chờ mà cần thăm khám ngay.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sinusitis and its management https://www.bmj.com/content/334/7589/358 Ngày truy cập 15/10/2021

Bacterial Brain Abscess https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/1941874414540684 Ngày truy cập 15/10/2021

Diagnosis and Treatment of Central Nervous System Infections in the Emergency Department https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0733862716300542?via%3Dihub Ngày truy cập 15/10/2021

Headache https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/headache/ Ngày truy cập 15/10/2021

Encephalitis https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/encephalitis Ngày truy cập 15/10/2021

Fever https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fever/symptoms-causes/syc-20352759 Ngày truy cập 15/10/2021

HIV https://www.bphc.org/whatwedo/sexual-health/sexually-transmitted-infections/Documents/Vietnamese_HIV.pdf Ngày truy cập 15/10/2021

Sore Throat and Headache https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21475-sore-throat-and-headache Ngày truy cập: 11/12/2023

Headache in the presentation of noncephalic acute illness https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4692004/ Ngày truy cập: 11/12/2023

Symptoms, Diagnosis, & Treatment https://www.cdc.gov/yellowfever/symptoms/index.html Ngày truy cập: 11/12/2023

Phiên bản hiện tại

11/12/2023

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Sốt đau họng là bệnh gì và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà

Sốt uống nước dừa được không? Vì sao bị sốt nên uống nước dừa?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 11/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo