Phương pháp V. Người tiêm đặt bàn tay đối diện lên hông của bệnh nhân. Nếu tiêm vào hông bên phải, hãy sử dụng tay trái và ngược lại. Ngón tay cái đặt về phía đũng quần của bệnh nhân. Đầu ngón tay trỏ đặt trên phần đỉnh xương chậu nhô ra. Xòe ngón tay giữa để tạo thành hình chữ V. Mũi tiêm sẽ đi vào phần dưới của chữ V nơi các ngón tay gặp nhau. Tuy nhiên, không nên dùng phương pháp này để xác định vị trí tiêm bắp nếu người bệnh có chỉ số BMI trên 30. Phương pháp G. Hãy tưởng tượng để nối hai đầu xương chính của đùi và xương hông để tạo thành một hình tam giác, vẽ 3 đường trung tuyến của tam giác này (đường từ đỉnh tam giác kẻ vuông góc xuống cạnh đối diện). Mũi tiêm chính xác sẽ được tiêm vào nơi ba đường trung tuyến gặp nhau. Cách xác định vị trí tiêm này phù hợp hơn cho mọi đối tượng. Lưng mông

Vị trí tiêm bắp ở lưng mông thường không được khuyến khích vì nó gần với dây thần kinh tọa, các mạch máu lớn và xương. Nếu xác định vị trí tiêm không chính xác có thể chạm vào các dây thần kinh và mạch máu ở đây gây tổn thương, hoặc tiêm vào xương có thể gây gãy kim tiêm. Vì vậy, không dùng vị trí này đối với trẻ em dưới 3 tuổi và phải tìm vị trí tiêm thật cẩn thận.
Để xác định vị trí tiêm bắp tại lưng mông, hãy để lộ một bên mông và tưởng tượng một đường từ dưới mông đến đỉnh xương hông, một đường khác từ đỉnh vết nứt của mông đến bên hông. Hai đường này sẽ tạo thành một hình hộp chia thành 4 phần. Tiêm vào phần ô vuông phía trên bên ngoài của mông, dưới xương.
Chọn vị trí tiêm bắp ở đâu là tốt nhất?
Bạn có thể quan tâm:
Tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? – Những điều cần biết
Tiêm sẹo lồi có hiệu quả và an toàn cho da?
Các vị trí tiêm vừa đề cập ở trên là những vị trí thường được lựa chọn nhất. Vậy, chọn vị trí tiêm bắp ở đâu là tốt nhất? Không có một vị trí tiêm nào được đánh giá là tốt nhất. Việc chọn vị trí tiêm sẽ tùy vào tuổi tác, cân nặng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cũng như loại thuốc cần tiêm. Bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn xác định vị trí tiêm bắp tốt nhất để đưa thuốc vào cơ thể.
Ngoài ra, người được tiêm cũng nên theo dõi vị trí tiêm thuốc bằng cách viết lại ngày, giờ và vị trí mỗi lần tiêm. Bạn có thể nói với bác sĩ để yêu cầu được thay đổi vị trí tiêm khác nhau sau mỗi lần tiêm. Điều này giúp ngăn ngừa sẹo và những thay đổi không mong muốn trên da. Vị trí tiêm cũ phải cách vị trí tiêm mới ít nhất khoảng 2cm. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần tiêm thuốc ở một vị trí nhất định trong nhiều lần tiêm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!