
Lưng mông
Vị trí lưng mông thường ít sử dụng hơn vì gần với dây thần kinh tọa, các mạch máu lớn và xương. Để xác định vị trí lưng mông, hãy để lộ một bên mông và tưởng tượng một mỗi bên mông sẽ nằm trong hình vuông giới hạn bởi 4 đường: 1 đường bên trên nối hai mào chậu, đường bờ ngoài của mông, đường bờ trong là đường rãnh chia hai quả mông và đường dưới là đường đi qua nếp gấp mông dưới cùng. Bạn chia hình vuông này thành 4 phần. Mũi tiêm sẽ đi vào ô vuông phía trên bên ngoài, bên dưới xương.
Thận trọng
Những điều cần biết trước khi tiêm mông
Không tiêm mông cho đối tượng là trẻ em dưới 3 tuổi vì mông trẻ chưa có đủ cơ bắp.
Xác định vị trí tiêm một cách cẩn thận là rất quan trọng. Thuốc cần phải đi vào cơ bắp mông để được hấp thụ nhanh nhất, cũng như không làm tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu ở mông. Trong trường hợp phải tự tiêm ở nhà, bạn hãy hỏi kĩ bác sĩ để được hướng dẫn tìm nơi đặt kim như thế nào là đảm bảo chính xác và an toàn.
Bên cạnh đó, nếu bạn phải tiêm nhiều hơn một mũi vào mông, không nên tiêm vào cùng một chỗ. Bạn nên thay đổi vị trí trong mỗi lần tiêm để giúp ngừa sẹo và hạn chế những biến đổi trên da.
Các biến chứng và tác dụng phụ từ tiêm mông
Nếu bạn tiêm mông đúng vị trí thì phần lớn mũi tiêm đều hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cũng như các phương pháp tiêm bắp khác, tiêm bắp mông vẫn có rủi ro gây nhiễm trùng, chảy máu, tê. Bên cạnh đó, hầu hết trường hợp tiêm mông sẽ bị đau nhức và khó chịu tạm thời.
Quy trình
Chuẩn bị gì trước khi tiêm mông?
Trước khi tiêm, bạn nên chuẩn bị các vật dụng sau đây:
- Cồn
- Miếng gạc vô trùng
- Một kim và ống tiêm mới có kích thước phù hợp
- Găng tay dùng một lần.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!