backup og meta
Chuyên mục

5

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu để hạn chế sẹo?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 18/08/2023

    Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu để hạn chế sẹo?

    Tẩy nốt ruồi là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ nốt ruồi gây mất thẩm mỹ hình thành trên da. Sẹo sau khi tẩy nốt ruồi là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với những tác động ăn sâu vào các lớp da. Vậy, mới tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì và kiêng ăn trong bao lâu để hạn chế nguy cơ để lại sẹo? Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì?

    Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh có loại thực phẩm hay món ăn nào ảnh hưởng đến vết thương sau khi tẩy nốt ruồi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau đây để đảm bảo an toàn, giảm cảm giác ngứa, khó chịu và thúc đẩy vết thương mau lành:

    Rau muống

    tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì: rau muống

    Rau muống là loại thực phẩm đầu tiên được nằm trong danh sách các loại thực phẩm cần tránh cho những người có vết thương đang lành trên da, bao gồm cả những ai vừa mới tẩy nốt ruồi. Rau muống được cho là kích thích tăng sản sinh collagen vượt quá mức cần thiết.

    Collagen được cơ thể sản xuất để sửa chữa vùng da tổn thương sau khi tẩy nốt ruồi. Collagen sản sinh trên vùng da đang bị tổn thương thường dày và đặc hơn so với collagen trên da thông thường. Vì vậy, việc ăn nhiều rau muống sẽ kích thích tăng sinh collagen, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.

    Các món ăn từ gạo nếp

    Các món ăn từ gạo nếp có thể kể đến như xôi, chè, các loại bánh nếp…là những món ăn khó tiêu, làm nóng cơ thể và hoàn toàn không có lợi cho vết thương đang lành trên da sau khi tẩy nốt ruồi. Các chất trong gạo nếp có thể khiến da ngứa ngáy, khó chịu và các mô da cũng chậm làm lành hơn, đặc biệt là với những người có cơ địa yếu.

    Thịt bò

    Mới tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì? Câu trả lời bao gồm cả thịt bò. Bởi vì, ăn thịt bò trong thời gian vết thương đang lành được cho là có thể khiến vết thương bị sậm màu hơn, tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm hay sẹo lồi, rất kém thẩm mỹ.

    Hải sản

    Các loại hải sản như tôm, cá,… cũng là những loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế sau khi tẩy nốt ruồi. Bởi ăn hải sản có thể khiến vết thương chưa lành sau khi tẩy nốt ruồi trở nên ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn không nhịn được mà gãi hoặc chạm vào vết thương thì có thể khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành, để lại vết thâm hoặc sẹo lớn hơn trên da.

    Thịt gà

    Thịt gà là một loại thực phẩm rất ngon và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ăn thịt gà được cho là khiến vết thương trên da bị ngứa và lâu lành hơn. Đặc biệt là khi vết thương đang bắt đầu lên da non, đang có cảm giác ngứa, ăn thịt gà làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên khi gãi sẽ làm vết thương lâu lành hơn, thậm chí là có thể dẫn đến sẹo lồi. Vì vậy, người mới tẩy nốt ruồi nên kiêng ăn thịt gà.

    Trứng gà

    Sau khi tẩy nốt ruồi, vùng da trên cùng bị tổn thương thì vùng da non mới sẽ dần hình thành để thay thế. Trứng gà được cho là sẽ làm vùng da non có màu trắng hơn. Điều này khiến cho một vùng da gần nơi vừa tẩy nốt ruồi không đều màu, thậm chí là bị loang lổ, gây mất thẩm mỹ. Vậy, mới tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì thì câu trả lời là nên hạn chế ăn trứng gà.

    Tẩy nốt ruồi phải kiêng các loại thức ăn này trong bao lâu?

    tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì trong bao lâu?

    Bên cạnh vấn đề tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì thì nhiều người cũng băn khoăn không biết tẩy nốt ruồi phải kiêng trong bao lâu trước khi được ăn uống bình thường trở lại.

    Thời gian làm lành vết thương và phải kiêng các loại thức ăn trên còn tùy thuộc vào kích thước nốt ruồi đã tẩy, cũng như cơ địa và sức khỏe tổng thể của bạn. Thông thường, vùng da bị tổn thương sau khi tẩy nốt ruồi sẽ mất khoảng từ 2 đến 3 tuần để lành hoàn toàn. Trong thời gian này, bạn sẽ cần phải kiêng ăn các loại thức ăn có nguy cơ gây sẹo xấu, cũng như thực hiện một số biện pháp chăm sóc vết thương để thúc đẩy quá trình chữa lành, ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế nguy cơ để lại sẹo.

    Một số điều bạn nên làm trong thời gian này ngoài kiêng các loại thức ăn trên bao gồm:

    • Giữ vệ sinh vùng da đang lành, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da này hàng ngày.
    • Tránh sờ, chạm, gãi hay chà xát mạnh vùng da đang bị tổn thương.
    • Tránh ánh nắng mặt trời vì có thể gây hại cho vùng da đang lành và luôn thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài.
    • Dùng kem dưỡng ẩm để xoa dịu cảm giác ngứa ngáy nếu có và giúp vết thương lành nhanh hơn.
    • Không thoa rượu hay bất kỳ chất gì lên vết thương sau tẩy nốt ruồi mà không được sự cho phép từ bác sĩ.
    • Tránh hút thuốc lá, uống rượu hay uống bất kỳ loại thuốc chống đông máu nào.

    Tẩy nốt ruồi nên ăn gì?

    Ngoài quan tâm đến vấn đề tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì thì bạn cũng nên chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây để bồi bổ sức khỏe và giúp vết thương nhanh lành sau khi tẩy nốt ruồi:

    • Bổ sung vitamin A từ cà rốt, cà chua, bí đỏ, gấc,…
    • Vitamin C từ các loại trái cây như ổi, cam, bưởi, quýt,…
    • Vitamin E từ hạnh nhân, cá hồi,…
    • Bổ sung kẽm từ nấm, các loại hạt khô,…
    • Bổ sung axit béo Omega 3 từ hạt chia, quả óc chó, các loại cá béo như cá trích,…

    Cuối cùng, bạn đừng quên duy trì uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày tùy vào thể trạng để thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp vết thương mau lành.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 18/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo