Chuẩn bị trước khi phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo
Trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo có thể bạn cần thực hiện một số thủ tục sau:
- Xét nghiệm hoặc làm một số kiểm tra, đánh giá hiện trạng sức khỏe.
- Dùng một số loại thuốc hoặc thay đổi liệu trình dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Cai thuốc lá.
- Tránh dùng aspirin, các loại thuốc và dược liệu làm loãng máu vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hướng dẫn cần làm gì khi phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo, quá trình gây tê/gây mê và thủ thuật xóa sẹo ra sao và cách để chăm sóc hậu phẫu,…
Quá trình phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo như thế nào?
Các bước của một quy trình xóa sẹo thẩm mỹ bao gồm:
Bước 1: Gây mê/Gây tê
Bác sĩ cần gây tê hoặc gây mê để giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình phẫu thuật. Các sự lựa chọn bao gồm: Gây tê cục bộ, thuốc an thần tiêm đường tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân.
Bước 2: Thực hiện điều trị sẹo với nhiều lựa chọn điều trị tại chỗ hay bề mặt

Tùy vào vị trí, kích thích và loại sẹo mà bác sĩ có thể lựa chọn kỹ thuật thẩm mỹ xóa sẹo phù hợp. Một số trường hợp chỉ cần đơn trị liệu một kỹ thuật xử lý sẹo hoặc một số trường hợp cần kết hợp nhiều kỹ thuật để phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo. Một số kỹ thuật điển hình như:
Các phương pháp điều trị tại chỗ chẳng hạn như gel, băng ép, dán silicon bên ngoài giúp đóng và chữa lành các tổn thương hoặc giảm tình trạng sản xuất sắc tố không đều màu của da.
Tiêm chất làm đầy được sử dụng trong các trường hợp thẩm mỹ cho sẹo lõm. Tùy thuộc vào chất làm đầy và sẹo trên da mà hiệu quả có thể duy trì được từ ba tháng đến vài năm. Bạn có thể cần tiêm lại để duy trì hiệu quả của phương pháp thẩm mỹ này.
Tiêm corticosteroids để làm giảm sự hình thành collagen làm thay đổi kết cấu và hình dạng của sẹo lồi.
Các phương pháp điều trị bề mặt là những kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo thường dùng nhất. Các lựa chọn điều trị này bao gồm:
- Kỹ thuật mài mòn da (Dermabrasion) giúp cải thiện các nếp nhăn sâu trên da, sẹo và các thương tổn khác.
- Liệu pháp laser hoặc ánh sáng tạo nên những thay đổi trên vùng da sẹo, cho phép hình thành lớp da mới trên tổn thương.
- Peel da hóa học thâm nhập sâu vào lớp da bên trong để làm mềm kết cấu và thay đổi cấu trúc của da.
- Các loại thuốc bôi tại chỗ làm sáng da.
Bước 3: Đối với các sẹo nặng hay các sẹo lâu năm, đôi khi cần thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo nhằm cắt bỏ vết sẹo này.
Bước 4: Khâu vết thương thẩm mỹ
Một số vết sẹo cần yêu cầu khâu nhiều lớp. Khâu thẩm mỹ thường được sử dụng khi vết cắt kéo dài đến mô bên dưới bề mặt da hoặc ở những khu vực có mức độ di chuyển cao. Lớp khâu đầu tiên là lớp bên dưới da có thể bằng chỉ khâu có thể hấp thụ hoặc tự tiêu. Các lớp khâu tiếp tục được xây dựng và kết thúc bằng việc khâu đóng vết thương bề mặt còn lại.
Điều gì xảy ra sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo?
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo có thể sưng cục bộ, đổi màu da hoặc khó chịu từ 1-2 tuần. Quá trình chữa lành có thể mất đến vài tuần sau đó và khi vết sẹo do phẫu thuật sẽ lành lại sẽ mờ dần và từ từ tái tạo lại da như bình thường.
Phục hồi
Phục hồi sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo

Quá trình phục hồi sau phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo là khác nhau ở mỗi người và cũng tùy vào tính chất của cuộc phẫu thuật mà bạn đã trải qua. Sau khi xuất viện về nhà, bác sĩ có thể kê đơn giảm đau cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giảm đau và sưng bằng cách:
- Kê cao vùng đang được điều trị chữa lành sẹo.
- Chườm lạnh.
- Tránh các hoạt động gây căng thẳng tinh thần hoặc tác động đến vị trí vừa được phẫu thuật điều trị.
- Từ từ quay lại các hoạt động thường ngày theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Bôi kem chống nắng thường xuyên để đảm bảo vết sẹo không bị rám nắng vĩnh viễn do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đôi khi bạn có thể bị cứng khớp sau phẫu thuật và cần điều trị phục hồi chức năng với vật lý trị liệu.
Cuối cùng là lưu ý nên đi tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc thắc mắc, liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo để được giải đáp kịp thời nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!