Chỉ khâu y tế dùng đóng miệng vết thương hoặc vết mổ có nhiều loại, được phân loại dựa trên tính chất tan hay không tan, một sợi hay nhiều sợi. Trong đó, loại chỉ khâu thường được ưa chuộng là chỉ tự tiêu nhờ ưu điểm không cần phải cắt bỏ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Chỉ khâu y tế dùng đóng miệng vết thương hoặc vết mổ có nhiều loại, được phân loại dựa trên tính chất tan hay không tan, một sợi hay nhiều sợi. Trong đó, loại chỉ khâu thường được ưa chuộng là chỉ tự tiêu nhờ ưu điểm không cần phải cắt bỏ.
Mặc dù đã và đang được sử dụng phổ biến nhưng vẫn có nhiều người không rõ chỉ tự tiêu bao lâu thì tiêu hết, liệu có xảy ra trường hợp chỉ tự tiêu không tiêu hay không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên cùng 5 thông tin thú vị xoay quanh các loại chỉ tự tiêu trong phẫu thuật.
Chỉ tự tiêu là một loại chỉ khâu y tế làm bằng vật liệu đặc biệt như collagen trong ruột cừu, ruột bò, protein động vật hoặc polyme tổng hợp. Những thành phần này có thể được cơ thể phân hủy và hấp thụ. Nhờ ưu điểm này, người bệnh không cần quay lại phòng khám hay bệnh viện để cắt chỉ.
Các loại chỉ bị phân hủy và mất đi khả năng chịu lực trong vòng 60 ngày được xem là chỉ tan hay chỉ tự tiêu. Khả năng chịu lực của chỉ có thể giảm với các mức độ khác nhau trước khi chỉ bắt đầu phân hủy.
So với chỉ không tan, chỉ tan có thời gian duy trì khả năng chịu lực ngắn hơn nhưng ít làm cơ thể phản ứng với ngoại vật hơn, giảm khả năng nhiễm trùng hoặc đào thải.
Việc chỉ định sử dụng chỉ tự tiêu trong phẫu thuật phụ thuộc vào các yếu tố như:
Tuy nhiên, do có thể để lại nhiều sẹo hơn những mũi khâu không tan nên chỉ tự tiêu thường được sử dụng bên dưới bề mặt da. Một số loại phẫu thuật mà bác sĩ có thể lựa chọn dùng chỉ tự tiêu là:
Bạn có thể quan tâm: Sinh mổ bao lâu thì lành? Chăm sóc sau sinh mổ
Một số yếu tố xác định khoảng thời gian cần thiết để các vết khâu có thể phân hủy và tiêu biến là:
Thông thường, khung thời gian để chỉ có thể tiêu hết là từ vài ngày đến 1-2 tuần (sinh mổ), có loại cần đến vài tháng (phẫu thuật thay khớp).
Có nhiều khả năng chỉ bị bong ra khỏi da do đường khâu lệch, lỏng. Trừ trường hợp vết thương hở, đang chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng thì việc chỉ khâu lộ ra không phải là tình trạng đáng báo động.
Những mũi khâu này có thể tự rụng theo thời gian. Bạn đừng cố thử cắt hoặc kéo chỉ khâu ra vì có thể vết thương vẫn chưa lành hẳn. Tốt hơn hết nên kiên nhẫn và để quá trình lành vết thương diễn ra bình thường, tự nhiên. Hãy tham vấn thêm ý kiến bác sĩ để biết khi nào cần chủ động cắt vết chỉ khâu.
Cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc mũi khâu có chỉ tự tiêu. Đa số trường hợp, sau khi khâu 24 giờ, người bệnh có thể tắm vòi hoa sen như bình thường và không cần quá lo lắng về áp lực nước từ vòi. Tuy nhiên, nên tránh ngâm mình trong bồn tắm trong một khoảng thời gian nhất định.
Bạn không nên cố gắng loại bỏ bất kỳ mũi khâu nào mà không được sự cho phép từ bác sĩ điều trị. Nhìn chung, người bệnh không cần phải tự tháo chỉ tan vì chúng sẽ tự phân hủy và được cơ thể hấp thụ.
Nếu cần phải tháo chỉ khâu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ thật cẩn thận để giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác.
Biến chứng khả dĩ nhất do khâu chỉ tự tiêu là nhiễm trùng vết mổ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách giữ cho vết khâu sạch sẽ, khô ráo hoặc sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn theo khuyến cáo của bác sĩ.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi vết mổ bị nhiễm trùng là:
Bạn có thể quan tâm: Chăm sóc vết sẹo sinh mổ đúng cách
Bạn cần lưu ý những điểm sau:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!