Mất bao lâu để nha đam có thể làm mờ sẹo, thâm?

Quá trình hình thành sẹo mụn gồm có 3 bước:
1. Ổ viêm được hình thành: Khi một vùng da bị hư hại, việc đầu tiên nó làm là phản ứng lại tổn thương bằng cách thắt chặt các mạch máu để hạn chế lưu lượng máu đến khu vực này. Hiệu ứng này kích thích cơ thể sản xuất melanin và khiến các vùng da bị tối màu. Sau đó, ổ viêm ở vết thương biến thành vùng bị sẹo.
2. Sẹo được hình thành: Da thay thế các mô bị tổn thương và tạo ra các mạch máu nhỏ mới. Collagen được sản sinh trong khoảng 3-5 ngày sau khi vết thương xuất hiện. Trong khi làn da khỏe mạnh có khoảng 20% sợi collagen loại I thì da bị sẹo mụn có đến 80% loại collagen này.
3. Hình thành bề mặt vết thương: Mất cân bằng trong protein có thể tạo ra các mô dư thừa trên bề mặt da, gây ra sẹo lồi, sẹo phì đại. Khi hệ thống collagen và elastin bị đứt gãy nghiêm trọng, phần da tổn thương không được lấp đầy như cũ, sẹo lõm sẽ xuất hiện.
Thật không may, quá trình hình thành sẹo lại diễn ra nhanh hơn so với quá trình điều trị sẹo vì chu kỳ tái tạo tế bào da diễn ra trong 28 ngày (tùy thuộc vào độ tuổi). Do đó, bạn thường phải sử dụng những hợp chất như nha đam 2 lần/ngày (hoặc nhiều hơn) trong vòng từ vài tuần cho đến vài tháng để có thể thấy được hiệu quả làm mờ sẹo.
Cách trị sẹo mụn bằng nha đam an toàn, hiệu quả

Bạn có thể kết hợp nha đam vào chu trình chăm sóc da hàng ngày cho cả vùng mặt và cơ thể. Các bước thực hiện:
1. Làm sạch da với sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
2. Thoa sản phẩm dưỡng da dạng gel hoặc dạng kem có chứa nha đam lên vùng da cần điều trị. Bạn có thể chỉ sử dụng trên những đốm sẹo mụn hoặc thoa lên toàn bộ vùng da xung quanh.
3. Tiếp tục các bước dưỡng da sau đó như bình thường.
Những sản phẩm nha đam thường được sử dụng để trị sẹo mụn

Bạn có thể dùng lá nha đam tươi, ép lấy phần thịt bên trong lá và thoa lên vùng da bị sẹo, thâm. Có nhiều công thức kết hợp giữa loại thực vật này và những thành phần thiên nhiên khác để loại bỏ sẹo và thâm do mụn gây nên.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!