backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Phẫu thuật Hartmann: Phương pháp điều trị ung thư đại tràng chưa biến chứng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Ly · Ngày cập nhật: 22/04/2021

    Phẫu thuật Hartmann: Phương pháp điều trị ung thư đại tràng chưa biến chứng

    Đối với bệnh điều trị ung thư đại tràng chưa biến chứng, phẫu thuật Hartmann là phương pháp phổ biến và hiệu quả giúp loại bỏ phần đại tràng và khối u, sử dụng hậu môn nhân tạo.

    Trong bài viết  này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật Hartmann, người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành phẫu thuật và các biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật để có kết quả tối ưu nhất.

    Phẫu thuật Hartmann là gì?

    Phẫu thuật Hartmann là phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong mổ cấp cứu tắc ruột do khối u vùng trực tràng ở người bệnh già yếu. Phương pháp phẫu thuật này sẽ cắt bỏ đoạn đại tràng cùng khối u, đầu dưới đại tràng được đóng kín, đưa đại tràng sigma ra làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. 

    Phương pháp này được giới thiệu lần đầu vào năm 1921 tại Hiệp hội Phẫu thuật Pháp bởi bác sĩ Henri A. Hartmann, để thay thế cho phương pháp phẫu thuật Miles (1908), giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ phúc mạc bụng. Nhờ sự phát triển của phương pháp phẫu thuật Hartmann, tỷ lệ tử vong do phẫu thuật giảm còn 8,8% so với 38% của hình thức phẫu thuật Miles.

    Phương pháp phẫu thuật Hartmann có thể được thực hiện nội soi hoặc mổ hở, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

    Phương pháp phẫu thuật Hartmann thường được chỉ định trong trường hợp nào?

    Mặc dù phương pháp phẫu thuật Hartmann được phát triển để điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng xa nhưng các chỉ định của phẫu thuật Hartmann cũng thay đổi theo thời gian.

    Phương pháp phẫu thuật này cũng thường được chỉ định cho:  

    • Viêm túi thừa có biến chứng: Phương pháp phẫu thuật do bác sĩ Hartmann đề xuất thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm túi thừa  có biến chứng. Túi thừa là những túi nhỏ (đường kính 0,5 – 1cm) nhô ra tại các vị trí có mạch máu xuyên qua giữa dải mạc treo ruột đơn và bờ đối bên của dải mạc treo ruột.
    • Ung thư trực tràng – đại tràng sigma: Với người bị ung thư trực tràng – đại tràng sigma, các bác sĩ cũng thường chỉ định phương pháp phẫu thuật này cũng được chỉ định khi cần: 
  • Khẩn cấp: Xử lý tắc ruột, thủng ruột hay xuất huyết.
  • Chọn lựa: Các tắc nghẽn có thể chữa được, giảm nhẹ hoặc đoán trước được.
  • Những chỉ định khác: Phương pháp phẫu thuật Hartmann đôi khi cũng được chỉ định cho người bệnh có các vấn đề sức khỏe như:  thiếu máu cục bộ, chứng phình động mạch, thủng đại tràng trong quá trình nội soi đại tràng hoặc do dị vật, u lympho, ung thư di căn đáy chậu, bệnh Crohn, chấn thương, viêm loét đại tràng…
  • Phương pháp phẫu thuật Hartmann được thực hiện như thế nào? 

    phẫu thuật Hartmann

    Phẫu thuật Hartmann có thể được thực hiện thông qua phương pháp mổ mở hay nội soi ổ bụng. Bài viết này, Hello Bacsi sẽ mô tả sơ lược các bước thực hiện phương pháp phẫu thuật này thông qua phương pháp mổ mở.

    Trước khi tiến hành phẫu thuật 

    Để ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi và có được kết quả tốt, trước ca mổ khoảng 2-3 ngày, người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân, ăn thức ăn mềm để có thể tiêu hóa nhanh và dễ dàng. Trước ca mổ 24 giờ, người bệnh chỉ được uống nước và nhịn ăn hoàn toàn từ nửa đêm trước ngày diễn ra ca mổ. Nên ngưng hút thuốc lá và ngưng sử dụng rượu bia (nếu có).

    Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ, hai tay để dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng vào trong (hay còn gọi là tư thế Trendelenburg), được gây mê toàn thân. Sau khi bệnh nhân thiếp đi, kỹ thuật viên sẽ tiến hành đặt ống nội khí quản và ca mổ sẽ bắt đầu.

    Các bước thực hiện phẫu thuật Hartmann

    • Kỹ thuật viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ mổ và tiến hành sát khuẩn vùng bụng của người bệnh.
    • Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường giữa bụng, đặt gạc bụng ở hai bên của vết rạch và kéo ra hai bên, bộc lộ mặt phẳng vô mạch trong lớp mô dưới da.
    • Khi tiếp cận được khoang phúc mạc, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra để xác định chẩn đoán. Sau đó cẩn thận đặt banh tự giữ loại lớn vào ổ bụng.

    Có 4 bước chính trong phẫu thuật Hartmann bằng phương pháp mổ mở:

    • Bước 1: Bộc lộ đại tràng sigma và sàn chậu
    • Bước 2: Phẫu thuật cắt ngang ruột
    • Bước 3: Tạo lỗ hậu môn nhân tạo
    • Bước 4: Đóng vết mổ và làm hậu môn nhân tạo

    Chăm sóc sau phẫu thuật

    • Hồi phục sau phẫu thuật: Người bệnh sẽ được truyền tĩnh mạch cho đến khi có thể ăn uống trở lại bình thường. Việc sử dụng ống thông dạ dày cũng có thể được áp dụng và ngưng trong vòng 48 giờ sau đó. Ngoài ra, người bệnh cũng được đặt ống thông tiểu trong khoảng 1 tuần để các bác sĩ có thể theo dõi lượng nước tiểu của người bệnh. 
    • Vấn đề đại tiện: Sau ca phẫu thuật, có thể mất một thời gian để hậu môn hoạt động trở lại. Người bệnh nhân được khuyên đi nên đại tiện chậm rãi, nhẹ nhàng. Thông thường, người bệnh nhân sẽ trung tiện sau 2-3 ngày và có thể đi đại tiện sau 4-5 ngày.
    • Kiểm soát cơn đau: Nếu vẫn bị đau nhiều sau phẫu thuật, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ và y tá để xem xét lại thuốc uống. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái khi ngồi lâu nhưng tình trạng sẽ đỡ hơn khi vết thương lành lại theo thời gian.

    Những biến chứng của phẫu thuật Hartmann

    Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng là cuộc đại phẫu nên người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng sau:

    • Tắc ruột: Ruột có thể chậm hồi phục lại hoặc bị tắc sau phẫu thuật. Trong trường hợp này, ruột cần được nghỉ ngơi và một ống nhỏ được nối vào tĩnh mạch của người bệnh giúp đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể thay cho việc uống thông thường. Ngoài ra, người bệnh có thể cần đặt ống thông dạ dày (từ mũi thông đến dạ dày) để tránh tình trạng nôn mửa. Những ống này được cố định và sử dụng đến khi ruột hồi phục. Trong một số trường hợp, cần thực hiện phẫu thuật để điều trị chứng tắc ruột.
    • Nhiễm trùng vết mổ: Sau ca phẫu thuật Hartmann cắt bỏ đại tràng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng vết mổ. Do đó, các bác sĩ thường kê toa cho người bệnh dùng kháng sinh dự phòng.

    Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khác của phẫu thuật bao gồm rỉ dịch chân trực tràng, abces quanh chân trực tràng, kích thích vùng da quanh hậu môn nhân tạo, nứt vết mổ, tổn thương niệu quản và các biến chứng thường gặp khác sau phẫu thuật như chảy máu, tổn thương các cấu trúc xung quanh…

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thanh Ly · Ngày cập nhật: 22/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo