backup og meta

Sở hữu làn da đẹp từ công nghệ IPL (Intense Pulsed Light)

Sở hữu làn da đẹp từ công nghệ IPL (Intense Pulsed Light)

IPL – một công nghệ tiên tiến của ngành thẩm mỹ trị liệu hiện nay. Bạn có nghe qua IPL chưa? Bạn thật sự hiểu rõ IPL? IPL làm đẹp da như thế nào? Để hiểu về IPL và công dụng của nó hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

IPL là gì?

IPL là gì

IPL (Intense Pulsed Light) là sử dụng nguồn ánh sáng xung động với các bước sóng khác nhau chiếu vào da điều trị nếp nhăn, tàn nhang, nám da, căng da, tái tạo da…Ngoài ra công nghệ IPL còn dùng trong công nghệ triệt lông.

Ánh sáng từ IPL phân tán rộng trên bề mặt da, thâm nhập vào lớp hạ bì da mà không gây hại lớp biểu bì da, nên ít tổn hại da.

Các tế bào hắc tố trong da hấp thụ năng lượng ánh sáng, được chuyển thành nhiệt. Nhiệt phá hủy các hắc tố giúp loại bỏ tàn nhang, nám, các đốm, các nang chân lông. IPL hoạt động tốt trên những khu vực bằng phẳng nên nó không dùng trong phương pháp điều trị sẹo lồi dày.

Công dụng làm đẹp của IPL

  • Triệt lông (viêm lỗ chân lông, se khít lỗ chân lông)
  • Cải thiện giãn mao mạch
  • Làm sạch mụn, thâm mụn
  • Trẻ hóa da (kích thích tái tạo collagen, xóa nếp nhăn)
  • Cải thiện sắc tố da (xóa các sắc tố nông bề mặt da, nám nắng, tàn nhang nhẹ, da không đều màu, thâm sẹo đơn giản).

Cần chuẩn bị gì trước khi điều trị bằng IPL?

Trước khi sử dụng công nghệ IPL để điều trị, các chuyên gia sẽ kiểm tra da để biết được độ phù hợp của da với phương pháp này. Một số tình trạng da như mụn trứng cábệnh chàm ảnh hưởng đến việc điều trị của phương pháp.

Bạn sẽ được khuyên nên tránh một số hoạt động, thuốc và các sản phẩm không nên dùng 2 tuần trước khi điều trị.

Một số phòng tránh:

  • Tiếp xúc với ánh mặt trời, tắm nắng
  • Tẩy lông
  • Sử dụng mặt nạ hóa học
  • Tiêm collagen
  • Thuốc tăng nguy cơ làm chảy máu như aspirin và ibuprofen
  • Kem hoặc sản phẩm chứa vitamin A, retin A, glycolic acid

Chi phí điều trị bằng IPL

chi phí điều trị

Chi phí điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng điều trị, vùng điều trị, trung tâm và bệnh viện thực hiện, dòng máy sử dụng… giá sẽ có sự dao động hơn 8 triệu đồng.

Trong trường hợp bạn phải gây mê, xét nghiệm, tái khám hoặc dùng thuốc, chi phí có thể tăng thêm. IPL là một quy trình thẩm mỹ sẽ không dùng được bảo hiểm y tế.

Quá trình điều trị

Đầu tiên khu vực điều trị sẽ được làm sạch, chuyên gia điều trị bôi một lớp gel mát lên da. Sau đó, dùng máy chiếu các xung ánh sáng lên da của bạn. Trong cả quá trình điều trị bạn cần đeo kính đen để bảo vệ mắt. Kết thúc quá trình, vùng da điều trị được bôi một loại kem dưỡng ẩm chuyên trị.

Các xung ánh sáng chiếu vào da sẽ có cảm giác như côn trùng cắn (đây là cảm nhận của một số người điều trị cho biết).

Thời gian điều trị tùy thuộc vào diện tích vùng điều trị, trung bình sẽ mất từ 20 đến 30 phút.

Phương pháp điều trị IPL là một liệu trình, để đạt được mong muốn ban đầu, một liệu trình thực hiện từ 3 đến 6 lần. Riêng triệt lông cần từ 6 đến 12 lần, mỗi lần điều trị cách nhau một tháng.

Tác dụng phụ

Kết thúc quá trình điều trị, vùng da sẽ hơi đỏ và sưng nhẹ từ 1 đến 2 ngày. Ngoài ra có các tác dụng phụ như: bầm tím, phồng rộp, thay đổi màu da, nhiễm trùng… những trường hợp này có thể xảy ra nhưng rất ít.

Bảo vệ da sau khi điều trị IPL

Vùng da được điều trị tránh tiếp xúc với nước trong vòng 3 giờ đồng hồ, ánh nắng mặt trời, không sử dụng nước nóng cho vùng da.

Ưu và nhược điểm của IPL

ưu nhược điểm của phương pháp ipl

Ưu điểm

  • IPL có tác dụng tốt trong việc làm mờ các nếp nhăn nhẹ, đốm nâu nhỏ, các vùng lông không mong muốn.
  • Thời gian điều trị nhanh.
  • Ánh sáng không làm hỏng vùng da ngoài cùng, tác dụng phụ ít hơn.
  • Thời gian phục hồi nhanh.

Nhược điểm

  • Phương pháp điều trị không dứt điểm trong thời gian dài, để đạt kết quả tốt bạn phải điều trị nhiều lần.
  • IPL không hoạt động tốt trên vùng da tối màu, các tình trạng da nặng như chảy xệ.

Phương pháp thay thế

IPL không phải phương pháp duy nhất dùng ánh sáng điều trị các tình trạng da, bạn có thể thay thế công nghệ IPL bằng những công nghệ khác như:

Laser

Laser sử dụng ánh sáng tập trung vào vùng điều trị, giúp giảm nếp nhăn làm trẻ hóa da, trị nám, tàn nhang, thu nhỏ lỗ chân lông…Laser có hai loại là laser xâm lấn và không xâm lấn.

Laser xâm lấn loại bỏ lớp ngoài của da (lớp biểu bì), laser không xâm lấn tác động vào vùng dưới da (hạ bì).

Thời gian điều trị bằng laser nhanh hơn IPL nhưng với chi phí cao hơn, trung bình trên 10 triệu đồng và có những tác dụng phụ nguy hại hơn.

Lăn kim vi điểm (Microneedling)

Lăn kim là phương pháp dùng dụng cụ có nhiều kim đầu ngắn siêu nhỏ tác động lên da, lợi dụng khả năng tự phục hồi của da để da tự tái tạo sản sinh collagen giúp da căng mọng.

Phương pháp lăn kim trải qua một liệu trình nhiều lần để đem lại kết quả tốt nhất, thời gian điều trị dài, khả năng phục hồi phụ thuộc sự tái tạo của làn da. Chi phí trung bình từ 2 triệu đồng cho một lần điều trị.

Mỗi phương pháp chăm sóc da mặt có những lợi ích khác nhau, bạn nên lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân và xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia uy tín trước khi chọn lựa cách điều trị phù hợp.

LUYẾN TRẦN/HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Is Intense Pulsed Light (IPL) Treatment?

https://www.healthline.com/health/ipl-treatment#effectiveness

Ngày truy cập 13/11/2019

Everything You Need to Know About Laser Skin Resurfacing

https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/laser-skin-resurfacing

Ngày truy cập 13/11/2019

What Is Intense Pulsed Light (IPL) Treatment?

https://www.webmd.com/beauty/intense-pulsed-light-treatment-overview#1

Ngày truy cập 13/11/2019

Phiên bản hiện tại

24/02/2020

Tác giả: Luyến Trần

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Top 4 Bệnh viện và Phòng khám Đa khoa Quốc tế uy tín tại Bình Dương

Top 5 thực phẩm chống lão hóa hàng đầu


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Luyến Trần · Ngày cập nhật: 24/02/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo